Thứ Bảy, 28/05/2016 14:10

Kỳ vọng Chính phủ nới lỏng chính sách thị thực

Chính sách miễn thị thực cho du khách từ các nước Tây Âu - vốn đã tạo ra một cú hích đáng kể cho việc thu hút khách từ khu vực này - chỉ còn hơn một tháng là hết hiệu lực. Các công ty du lịch lữ hành quốc tế đang lo lắng số lượng du khách Tây Âu có khả năng suy giảm, nếu Chính phủ quyết định không duy trì chính sách này.

Cho dù so với cùng kỳ năm 2015, ngành du lịch đã đạt được một mức tăng trưởng nhất định, song có những dấu hiệu cho thấy lượng du khách bắt đầu giảm từ đầu năm nay, và ngành du lịch đang kỳ vọng sự hỗ trợ từ Chính phủ bằng việc nới lỏng hơn nữa chính sách về thị thực.

Đoàn khách quốc tế Sri Lanka đến Việt Nam du lịch và tham dự hội thảo vào cuối tháng 4-2016. Ảnh: Vietravel

Khách quốc tế vẫn tăng

Theo Tổng cục Thống kê, lượng khách quốc tế đến Việt Nam của một số thị trường trong tháng 5-2016 lại tiếp tục tăng so với cùng kỳ năm ngoái. Cụ thể, theo thông tin từ Tổng cục Du lịch Việt Nam, tính gộp trong năm tháng đầu năm, lượng khách quốc tế đến Việt Nam ước đạt hơn 4 triệu lượt, tăng 20% so với cùng kỳ năm 2015. Lượng du khách từ một số thị trường như Hongkong, Trung Quốc, Nga, Thái Lan… đều tăng so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 5-2016 ước đạt hơn 757.000 lượt, giảm 4,1% so với tháng trước nhưng tăng 30,2% so với cùng kỳ năm ngoái (tháng 5-2015). Trong đó, lượng khách đến bằng đường hàng không gần 3,3 triệu lượt, tăng 22,2%; khách đến bằng đường bộ gần 648.000 lượt, tăng 16,6%; còn khách đến bằng đường biển đạt hơn 66.000 lượt, giảm 25,9% so với cùng kỳ năm 2015.

Các thị trường có sự ổn định về lượng du khách trong tháng này có thể kể đến như Trung Quốc, Hongkong, Nga, Hàn Quốc…, vốn là những thị trường khách quốc tế chủ lực hiện tại của Việt Nam. Đặc biệt, trong tháng 5-2016 có ba thị trường thuộc khu vực Đông Nam Á đang tăng mạnh số lượng du khách đến Việt Nam là Indonesia (17%), Lào (24%) và Campuchia (48%).

Lượng khách từ một số thị trường có mức tăng trưởng mạnh trong 5 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm trước như Thái Lan tăng 37,7%; Hàn Quốc tăng 31,4%; Thụy Điển tăng 26,5%; Nga tăng 23,3%; Hà Lan tăng 21,8%; Malaysia tăng 18,4%; Đài Loan tăng 15,2%... Riêng hai thị trường Trung Quốc tăng 44,4% và Hồng Kông tăng đến 139%.

Riêng nhóm thị trường các nước được miễn thị thực nhập cảnh (visa) theo Nghị quyết số 46/NQ-CP của Chính phủ (ban hành ngày 18-6-2015) đều tăng trong 5 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm ngoái. Cụ thể như khách từ thị trường Ý tăng 30,1%; Anh tăng 24,4%; Tây Ban Nha tăng 22,4%, Đức tăng 17,6%, Pháp tăng 13%.

Cần chính sách thúc đẩy kẻo “lỡ nhịp”

Dù số liệu khách quốc tế đến Việt Nam nếu so với cùng kỳ năm ngoái vẫn đang là những con “số đẹp” nhưng xu hướng giảm sút đã bắt đầu diễn ra trong những tháng đầu năm.

Trong tháng 5, số lượng du khách nước ngoài ở một số thị trường khi so với tháng trước đã suy giảm và trước đó số du khách đến Việt Nam trong tháng 4 cũng giảm so với tháng 3, kể cả lượng khách từ các nước đang được miễn visa thuộc khu vực Tây Âu.

Cụ thể, lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 5 nếu so với tháng trước thì khu vực thị trường Tây Âu, những nước đang được miễn visa lại đang giảm, như thị trường Đức giảm 37,8%; Anh giảm 32,3%; Pháp giảm 27,7%; Ý giảm 20% và Đức giảm 5,4%.

Theo Tổng cục Du lịch, lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong năm 2015 đạt gần 8 triệu lượt người, chỉ tăng gần 0,9% so với năm 2014. Đây là mức tăng trưởng thấp nhất trong vòng 6 năm qua. Chẳng hạn, năm 2010 lượng khách tăng 35%, năm 2011 tăng 19%, năm 2012 tăng 14%, năm 2013 tăng 11%, và 2014 tăng 4%. Tổng cục Du lịch cũng chỉ dự báo số lượt khách quốc tế đến Việt Nam trong năm 2016 sẽ vào khoảng 8,5 triệu; tăng nhẹ so với năm ngoái.

Trước đó một số công ty du lịch lữ hành cũng lên tiếng về việc sản phẩm tour Inbound (khách quốc tế đến du lịch Việt Nam) của Việt Nam đang có giá bán cao hơn so với một số nước khác trong khu vực Đông Nam Á. Điều này đã khiến du lịch Việt Nam phần nào mất khả năng cạnh tranh, thu hút khách quốc tế so với Singapore, Thái Lan Malaysia, Myanmar…

Đọc tiếp tại đây...

Chí Thịnh

TBKTSG

Các tin tức khác

>   ĐH Công nghệ Đồng Nai yêu cầu giảng viên vay tiền cho trường (28/05/2016)

>   Nhiều rủi ro xuất khẩu đồ gỗ trong TPP và EVFTA (28/05/2016)

>   Giá dầu thế giới tăng: Kẻ mừng, người lo (28/05/2016)

>   Sẽ có cơ quan “quản” DNNN thay SCIC? (28/05/2016)

>   ​Đề nghị bỏ một quy định kiểm tra formaldehyt (27/05/2016)

>   Hơn 10 tỷ USD vốn FDI rót vào Việt Nam (27/05/2016)

>   Sản phẩm cá tra là hàng hóa rủi ro về giấy phép? (27/05/2016)

>   G7 nhất trí phối hợp ngăn chặn nguy cơ khủng hoảng kinh tế toàn cầu (27/05/2016)

>   Cạnh tranh điện ảnh nhìn từ vụ việc CGV (27/05/2016)

>   Bị kiểm tra quá 1 lần/năm, DN có thể "kêu" lên Thủ tướng (27/05/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật