Thứ Sáu, 27/05/2016 16:33

Cạnh tranh điện ảnh nhìn từ vụ việc CGV

Mấy ngày gần đây, dư luận xôn xao việc tám doanh nghiệp của Việt Nam kinh doanh trong lĩnh vực điện ảnh gửi đơn khắp nơi khiếu nại Tập đoàn CJ CGV (CGV) liên quan đến khía cạnh lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường của CGV.


CGV có ưu thế khi kiểm soát được hai khâu quan trọng là phân phối và chiếu phim, và họ tận dụng được lợi thế quy mô. Ảnh TL

Có thể tóm tắt các ý kiến của các doanh nghiệp chiếu phim và phân phối phim Việt Nam (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp của Việt Nam) đối với CGV như sau.

Một là: Tỷ lệ phân chia về doanh thu giữa các bên không hợp lý:

(i) CGV là nhà phân phối: CGV yêu cầu tỷ lệ 55% doanh thu thuộc về CGV;

(ii) CGV là nhà chiếu phim: CGV vẫn yêu cầu tỷ lệ 55% doanh thu.

Hai là: các phim Việt Nam không được chiếu vào “giờ vàng”, tức là giờ thuận tiện và người xem đông nhất.

Để thuận tiện cho việc đánh giá, cần thiết phải hình dung về quy trình một bộ phim đến với khán giả. Theo đó, nhà sản xuất bộ phim thông thường chỉ chịu trách nhiệm sản xuất phim. Sau đó họ sẽ giao cho một nhà phân phối phim. Nhà phân phối này sẽ bán quyền chiếu phim cho các rạp.

Đánh giá về tỷ lệ phân chia

Nếu đã xét đây là hành vi phản cạnh tranh, cơ quan có thẩm quyền trực tiếp trong trường hợp này phải là Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương). Việc đưa vụ việc ra những cơ quan khác, thể hiện một cách làm việc thiếu chuyên nghiệp.

Nhìn hai sơ đồ bên dưới, có thể thấy trong lĩnh vực phân phối phim, lợi ích mà CGV mang lại cho nhà chiếu phim sẽ cao hơn so với các nhà phân phối Việt Nam. Vì khi bản thân CGV tự mình phân phối, họ đã thu của các doanh nghiệp chiếu phim Việt Nam 55%. Trong trường hợp họ là người mua quyền chiếu phim, các nhà phân phối chỉ được 45%. Giả định là tỷ lệ ăn chia giữa các nhà phân phối Việt Nam với các nhà sản xuất cũng bằng tỷ lệ của CGV (tức là y = x), thì giá trị tuyệt đối mà CGV mang lại cho các nhà sản xuất sẽ nhiều hơn.

Trong tương quan với CGV, các nhà phân phối phim Việt Nam có quy mô nhỏ hơn. Như vậy, chiến lược cạnh tranh hữu hiệu của họ là nâng hệ số phân chia (tức là phải làm cho y > x). Nhìn vào hình 3 ta thấy 55% tổng doanh thu đã phải chia cho rạp chiếu phim CGV. Nếu như trong 45% doanh thu còn lại mà các nhà phân phối phải chia phần lớn cho nhà sản xuất thì có nghĩa tỷ suất lợi nhuận của họ là quá thấp.

Nếu đã xét đây là hành vi phản cạnh tranh, cơ quan có thẩm quyền trực tiếp trong trường hợp này phải là Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương). Việc đưa vụ việc ra những cơ quan khác, thể hiện một cách làm việc thiếu chuyên nghiệp.

Cho nên, việc giành ưu thế hoặc tệ hơn là trụ lại trong lĩnh vực phân phối phim của các nhà phân phối Việt Nam hầu như là rất khó khăn. Cũng vì lẽ đó, các nhà phân phối khiếu nại hành vi của CGV khi áp dụng hai mức 45% và 55% lần lượt trong trường hợp họ là người mua quyền chiếu phim và là người phân phối phim là không công bằng. Qua đó, vi phạm điều 13 khoản 4, Luật Cạnh tranh về “áp dụng điều kiện khác nhau trong giao dịch như nhau”.

Điều 29, Nghị định 116/2005/NĐ-CP hướng dẫn điều 13 khoản 4, Luật Cạnh tranh như sau: “Áp đặt điều kiện thương mại khác nhau trong điều kiện giao dịch như nhau nhằm tạo bất bình đẳng trong cạnh tranh là hành vi phân biệt đối xử đối với các doanh nghiệp về điều kiện mua, bán, giá cả, thời hạn thanh toán, số lượng trong những giao dịch mua, bán háng hóa, dịch vụ tương tự về mặt giá trị hoặc tính chất hàng hóa, dịch vụ để đặt một hoặc một số doanh nghiệp vào vị trí cạnh tranh có lợi hơn so với doanh nghiệp khác”.

Điều kiện tiên quyết để áp dụng điều 13 khoản 4 Luật Cạnh tranh đó là các giao dịch phải... như nhau. Ví dụ: CGV phân phối phim A, nhà chiếu phim K được chia tỷ lệ 45%, trong khi nhà chiếu phim H được chia 55%.

Trong khi đó, trong lĩnh vực điện ảnh, xét từ góc độ thương mại, phim của Hollywood (Mỹ) chiếm ưu thế tuyệt đối so với phim Việt Nam. Nhu cầu đối với các phim bom tấn kiểu này là rất cao. Do đó, phân phối phim của Việt Nam sản xuất và phim bom tấn của Hollywood là hai loại giao dịch hoàn toàn khác nhau. Xét từ khía cạnh đó, khó có cơ sở để kết luận CGV vi phạm pháp luật cạnh tranh liên quan tỷ lệ phân chia này.

Đánh giá về giờ chiếu phim

Về cơ bản, những khoảng thời gian từ 17-22 giờ hàng này, những buổi tối cuối tuần và những ngày lễ, là khoảng thời gian nghỉ ngơi, khán giả có nhu cầu xem phim nhiều nhất. Có thể nói, giờ chiếu phim ảnh hưởng khá lớn đến doanh thu của các rạp. Nếu chúng ta thừa nhận doanh số phim bom tấn của Hollywood luôn cao hơn nhiều lần so với phim Việt Nam, thì xét ở khía cạnh kinh tế doanh nghiệp hầu như không có động cơ gì phải chiếu phim doanh số thấp vào thời gian họ có thể bán vé được nhiều nhất.

Cho nên, giờ vàng phải là giờ chiếu những phim mà người xem có nhu cầu xem nhiều. Cách làm này phổ biến bất kể là CGV hay các nhà chiếu phim Việt Nam.

Xem tiếp tại đây

Phạm Hoài Huấn

TBKTSG

Các tin tức khác

>   Bị kiểm tra quá 1 lần/năm, DN có thể "kêu" lên Thủ tướng (27/05/2016)

>   Một mẫu vải mất 2 triệu đồng kiểm định (27/05/2016)

>   Huế cũng muốn làm nhiệt điện (27/05/2016)

>   Người Trung Quốc ‘khuynh đảo’ du lịch Nha Trang (27/05/2016)

>   Vụ cột điện 220KV làm bằng bê tông trộn ... đất: Nhiều động thái khó hiểu (27/05/2016)

>   Vì sao HAG rút dự án nuôi bò 1,600 tỷ tại Kon Tum? (27/05/2016)

>   Nguy cơ “xóa sổ” đặc sản Lý Sơn (27/05/2016)

>   Mâu thuẫn với thực tế, quy hoạch hệ thống cảng cạn Việt Nam sẽ điều chỉnh? (27/05/2016)

>   Giá trị hàng lậu, gian lận thương mại ở TP.HCM tăng 7 lần (27/05/2016)

>   Sắp tăng thuế nhập khẩu ô tô đầu kéo đã qua sử dụng tới 30% (26/05/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật