Thứ Bảy, 21/05/2016 09:52

Cần quản chặt vốn FDI từ các “thiên đường thuế”

Hàng chục tỷ USD vốn FDI đổ vào Việt Nam đã đi qua các “thiên đường thuế như Bristish Virgin Islands, Cayman Islands, Bermuda hay Panama, cùng với nạn chuyển giá đã thành bệnh mãn tính, đang đặt ra yêu cầu cấp thiết nhà nước cần quản lý chặt hơn dòng vốn FDI từ các thiên đường thuế.

 

Theo số liệu về hoạt động đầu tư nước ngoài vào Việt Nam của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ KH-ĐT) 4 tháng đầu năm 2016, có khá nhiều “thiên đường thuế” đang đầu tư ở Việt Nam.

Theo thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến hết tháng Tư năm nay đã có 644 dự án FDI đầu tư vào Việt Nam qua thiên đường thuế British Virgin Islands với tổng vốn đầu tư là 19,7 tỷ USD. Số vốn từ thiên đường thuế này chiếm tới 6,8% tổng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam.

Nhưng ngoài British Virgin Islands ra, lượng vốn FDI vào Việt Nam thông qua các thiên đường thuế khác cũng không phải là ít, trong đó vốn FDI qua thiên đường thuế Hà Lan là 8 tỷ USD, Cayman Islands là 6,3 tỷ USD và Samoa là 5,8 tỷ USD.

Thực ra câu chuyện vốn FDI vào Việt Nam qua các thiên đường thuế, hoặc những nơi có tính cạnh tranh về thuế rất lớn như Singapore và Hong Kong đã có từ rất lâu. Nhiều tập đoàn lớn như Intel, P&G, Chevron hay CJ đều chọn cách đầu tư qua những nơi này để vào Việt Nam.

Ngay cả Tập đoàn Samsung cũng đầu tư tổ hợp sản xuất điện thoại lớn nhất thế giới của mình tại Thái Nguyên thông qua Cty con tại Singapore. Tuy nhiên, vấn đề này mới được chú ý nhiều gần đây sau khi những thông tin về các thiên đường thuế, các Cty vỏ bọc và cả những chủ sở hữu của các Cty đó được lật tẩy qua vụ Hồ sơ Panama.

Theo TS Phạm Hùng Tiến – chuyên gia đầu tư nước ngoài, Viện Friedrich Naumann, việc đầu tư qua các thiên đường thuế này là bình thường. Tuy nhiên, khi các nhà đầu tư có ý định thành lập các chi nhánh, văn phòng hoặc Cty con ở các thiên đường thuế với mục đích để né tránh thuế hoặc trốn thuế thì có thể gây ra những hệ lụy cho nền kinh tế. Và có lẽ chính những câu chuyện chuyển giá của các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trong những năm qua cũng đã phần nào gợi mở những hệ lụy cho nền kinh tế mà ông Tiến có nhắc tới.

Giáo sư Nguyễn Mại – Chủ tịch Hiệp hội DN có vốn đầu tư nước ngoài cho rằng, vấn đề đáng quan ngại nhất là lợi nhuận phát sinh ở Việt Nam có chính xác không, hay là có hành vi chuyển giá, trốn thuế. Ông Mại cho rằng không thể ngăn cản vốn FDI vào Việt Nam từ các thiên đường thuế, nhưng cần phải có biện pháp giám sát để chống chuyển giá.

“Nếu chúng ta không có giám sát chặt chẽ thì việc người ta phát sinh lợi nhuận đáng lẽ ra chúng ta phải thu đủ thuế như quy định của nhà nước về từng trường hợp thì chúng ta lại thất thu thuế” – ông Mại nói.

Theo ông Mại, để thực hiện được các quy định của luật pháp một cách nghiêm túc, vừa không nhũng nhiễu đối với nhà đầu tư, vừa đảm bảo lợi ích của đất nước thông qua thu ngân sách nhà nước thì quan trọng nhất là giám sát thông qua một bộ máy công chức có trình độ chuyên nghiệp, có đủ công cụ, đặc biệt là hệ thống thông tin để giám sát được hoạt động kinh doanh của DN, cũng như hoạt động sinh lãi hoặc lỗ. “Nếu chúng ta đủ năng lực thì sẽ không để xảy ra tình trạng đó,” ông Mại đánh giá.

Thực tế sau khi các tài liệu từ Hồ sơ Panama được công bố, nhiều quốc gia cũng đã “tuyên chiến” với nạn trốn thuế, đặc biệt là Liên minh Châu Âu (EU).

Theo quy định mới đây của EU, các Cty đa quốc gia hoạt động tại EU phải công khai với từng nước thành viên của khối những dữ liệu liên quan đến tài chính và thuế, bao gồm doanh thu, lợi nhuận và các loại thuế phải trả. EC cũng cam kết trong thời gian sớm nhất có thể sẽ thành lập một “danh sách đen” các “thiên đường trốn thuế.

Ngọc Linh

diễn đàn doanh nghiệp

Các tin tức khác

>   Bài học từ 'Những đại bàng đang gãy cánh': Đừng ham rẻ mà lĩnh hậu quả (21/05/2016)

>   Mỹ trở thành đối tác thương mại lớn thứ hai của VN (20/05/2016)

>   Ngày 23-5, Cục An toàn thực phẩm trả lời vụ xúc xích Vietfoods (20/05/2016)

>   Hậu thương vụ Microsoft - Foxconn: Sẽ có iPhone “made in Vietnam”? (20/05/2016)

>   “Mất” thị trường bán lẻ: 70% là… ta tự hại mình (20/05/2016)

>   Làm việc với phó thủ tướng, TP.HCM đề xuất nhiều vấn đề về tiền (20/05/2016)

>   Dư địa tiết kiệm 1 tỉ USD/năm: Doanh nghiệp vẫn “kẹt” vì các thông tư, nghị định (20/05/2016)

>   Có thể quay vòng vé nếu nhân viên cố tình! (20/05/2016)

>   Formosa bị truy thu hơn 5.4 tỉ đồng tiền thuế (20/05/2016)

>   Khai thác kỹ thuật nhà để xe tại sân bay Tân Sơn Nhất (20/05/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật