Thứ Hai, 25/04/2016 14:59

Doanh thu phần mềm và dịch vụ CNTT tăng gấp rưỡi sau 5 năm

Doanh thu ngành phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin (CNTT) của Việt Nam đã tăng gấp rưỡi trong 5 năm qua, từ 2 tỉ đô la Mỹ vào năm 2010 lên trên 3 tỉ đô la Mỹ năm 2015, theo Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam (Vinasa).

Một doanh nghiệp ngành phần mềm. Ảnh: Vân Ly

Trong một báo cáo vừa được công bố ngày hôm qua, 24-4, Vinasa cho biết doanh thu ngành phần mềm đã tăng từ 1,06 tỉ đô la Mỹ năm 2010 lên khoảng 1,6 tỉ đô la Mỹ, còn doanh thu mảng dịch vụ nội dung số năm 2015 cũng đạt trên 1,6 tỉ đô la Mỹ (năm 2010 dịch vụ này chưa phát triển mạnh).

Vinasa cũng cho biết năng suất và giá trị sản lượng lao động trong ngành phần mềm và dịch vụ CNTT của Việt Nam cũng cao hơn các ngành kinh tế khác trong nước từ 3 đến 10 lần, trong đó, tỉ lệ  hàm lượng giá trị Việt Nam trong doanh thu của ngành rất cao, đạt tới 90 - 95%.

Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Vinasa, đánh giá trong giai đoạn 5 năm vừa qua, sự suy giảm chung của kinh tế thế giới và khó khăn kinh tế trong nước đã khiến ngành công nghiệp phần mềm Việt Nam có sụt giảm nhiều về tốc độ tăng trưởng nhưng vẫn duy trì được ở  ở mức 10-15%/năm. Đây là một ngành luôn phát triển nhanh gấp 2 - 3 lần tỉ lệ tăng trưởng GDP chung của toàn nền kinh tế.

Từ năm 2011 - 2015, nguồn nhân lực ngành công nghiệp phần mềm và nội dung số tăng trưởng trung bình khoảng 10%/năm. Đội ngũ doanh nghiệp phần mềm và dịch vụ CNTT đã có sự lớn mạnh cả về số lượng, quy mô, trình độ công nghệ cũng như về quản trị doanh nghiệp. Bên cạnh những công ty lớn có quy mô trên 1.000 lao động tiếp tục duy trì sự phát triển tốt như FPT, VTC, TMA, VNG, đã xuất hiện nhiều công ty mới có quy mô nhân lực đạt 200 đến 500 người như VMG, Luvina, Fujinet, KMS…

Thị trường trong nước chững lại, xuất khẩu tốt lên

Năm năm qua, tuy thị trường trong nước có sự chững lại song thị trường nước ngoài lại phát triển, đặc biệt là với thị trường Nhật. Có nhiều công ty thực hiện hợp đồng cho thị trường này tăng trưởng rất tốt, lên hơn 100 - 200 người chỉ trong 2 – 3 năm như KMS, Rikkiesoft, NTQ… Đồng thời, có những doanh nghiệp đạt mức tăng trưởng doanh thu lên tới 100%/năm.

Theo ông Bình, thị trường trong nước của ngành phần mềm và dịch vụ CNTT Việt Nam trong 5 năm qua chịu ảnh hưởng bởi những khó khăn chung của nền kinh tế, khiến cho đà tăng trưởng sụt giảm mạnh so với giai đoạn 2005 - 2010. Thị trường trong nước bị ảnh hưởng lớn nhất trong hai phân khúc chính là ứng dụng CNTT trong khu vực nhà nước và khu vực doanh nghiệp do cả hai phân khúc này đều bị cắt giảm nguồn vốn dành cho đầu tư ứng dụng CNTT.

Bên cạnh khó khăn về nguồn vốn, khu vực thị trường nhà nước còn khó khăn, vướng mắc về cơ chế chính sách trong hoạt động đầu tư mua sắm, thuê dịch vụ CNTT, gây cản trở sự phát triển của phân khúc thị trường này. Tình trạng khó khăn đã khiến một số doanh nghiệp hoạt động tại thị trường nội địa phải chuyển hướng kinh doanh, thậm chí là giải thể.

... đọc tiếp tại đây

tbktsg

Các tin tức khác

>   Thực hư sở hữu của Lotte tại Diamond Plaza (25/04/2016)

>   Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Phải bảo vệ và ủng hộ kinh doanh (25/04/2016)

>   Bản quyền Ngoại hạng Anh ba mùa tới đã về tay K+ (25/04/2016)

>   Sẽ có kết luận chính thức vụ cá chết hàng loạt trong 3 đến 5 ngày tới (24/04/2016)

>   Cá biển chết từ Hà Tĩnh đến Huế: kiểm tra Formosa (23/04/2016)

>   Chính sách thuế thay đổi nhanh, DN nhập khẩu ô tô khó xoay xở (23/04/2016)

>   Đường sắt Cát Linh-Hà Đông: “Thay ngựa giữa dòng” vì nhà thầu ga La Thành yếu cả chuyên môn và tài chính (23/04/2016)

>   Đón làn sóng đầu tư từ Nhật (23/04/2016)

>   Siết lại những dự án đầu tư công để đạt mục tiêu tăng trưởng 6,7% (22/04/2016)

>   Nghi vấn Formosa xả thải ra biển khiến cá chết hàng loạt (22/04/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật