Thứ Bảy, 12/03/2016 09:11

Từ vụ Công ty Tisco bị ngân hàng từ chối bảo lãnh: Kỳ 1

Vì sao Công ty Tisco bị từ chối bảo lãnh?

Vụ tranh chấp bảo lãnh giữa Công ty cổ phần gang thép Thái Nguyên (Công ty Tisco - TIS) và Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) đang được báo chí và giới luật sư rất quan tâm bới các cấp tòa có ý kiến khác nhau về vụ việc. Mới đây, Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội đã có kháng nghị quyết định của TAND tỉnh Thái Nguyên đã tuyên trước đó buộc VIB phải trả cho Tisco 80 tỷ đồng…

Năm 2011, Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam, Chi nhánh Hà Nội (gọi tắt là VIB) đã phát hành 06 Thư bảo lãnh cho người được bảo lãnh là TNHH Thương mại và xây dựng Hà Nam (Công ty Hà Nam) và người nhận bảo lãnh là Công ty cổ phần gang thép Thái Nguyên (Công ty Tisco) theo Hợp đồng mua bán thép số 05/GT-HN ngày 01-01-2011 giữa Công ty Hà Nam với Công ty Tisco. Các Thư bảo lãnh có nội dung quy định VIB sẽ chỉ thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh với các điều kiện, cụ thể như sau: “VIB sẽ thay mặt cho Bên được bảo lãnh chịu trách nhiệm thanh toán cho Bên nhận bảo lãnh một khoản tiền tối đa bằng giá trị bảo lãnh sau khi nhận được văn bản yêu cầu đầu tiên của Bên nhận bảo lãnh kèm theo hồ sơ chứng minh Bên được bảo lãnh đã không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ thanh toán cho Bên nhận bảo lãnh” (Hợp đồng số 05/GT-HN).

Hồ sơ vụ việc

Hợp đồng cũng ghi rõ việc yêu cầu VIB thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh phải xuất trình kèm theo Thư bảo lãnh gốc: “Bất cứ yêu cầu nào liên quan đến bảo lãnh phải được xuất trình tại Bên bảo lãnh trong thời hạn bảo lãnh của Thư bảo lãnh kèm theo Thư bảo lãnh gốc này”.

Sau đó Công ty Hà Nam gặp khó về tài chính, không thanh toán các khoản nợ cho Công ty Tisco. Theo đại diện của VIB, ngày 6-12-2011, Tisco có công văn số 1248/GTTN-KTTC gửi VIB để yêu cầu VIB thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đối với 02 Thư bảo lãnh số 10.11.11 BL275 và 10.11.11 BL 277 với tổng giá trị là 70 tỷ đồng nhưng Tisco không xuất trình được Thư bảo lãnh gốc. Do đó, VIB đã từ chối thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Những buổi làm việc tiếp đó giữa TISCO và VIB phía Tisco vẫn không xuất trình được Thư bảo lãnh gốc cho VIB như đã thỏa thuận.

Đại diện VIB cũng cho biết, VIB từ chối thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh dựa trên quy định tại Quy chế bảo lãnh ngân hàng Ban hành kèm theo Quyết định số 26/2006/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước và hồ sơ nghiệp vụ. Cụ thể: Tisco vi phạm điều kiện thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của VIB khi không xuất trình được Thư bảo lãnh gốc trong thời hạn bảo lãnh đã được ghi rõ trong hợp đồng; TISCO yêu cầu VIB thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh nhưng không chứng minh được Cty Hà Nam đã vi phạm nghĩa vụ thanh toán trong thời hạn bảo lãnh; VIB đã phát hành Thư bảo lãnh số 10.11.11.BL326, hiệu lực từ ngày 06/10/2011 đến 06/01/2012 và Thư bảo lãnh số 10.11.11.BL342, hiệu lực từ ngày 22/10/2011 đến 22/01/2012. Tuy nhiên, khi Công ty Hà Nam không thực hiện được nghĩa vụ, TISCO đã gia hạn thời hạn trả nợ cho Công ty Hà Nam đến ngày 30-6 -2012 mà không được sự đồng ý bằng văn bản của Bên Bảo Lãnh là VIB (không có Thư bảo lãnh sửa đổi, bổ sung nào được phát hành bởi Bên Bảo Lãnh).

Theo luật sư Vũ Văn Lợi, Giám đốc Cty luật Hòa Lợi thì khi Bên Nhận Bảo Lãnh (TISCO) và Bên Được Bảo Lãnh (Công ty Hà Nam) thỏa thuận gia hạn thời hạn trả nợ mà không tiến hành các thủ tục gia hạn thời hạn bảo lãnh với Bên Bảo Lãnh (VIB) thì các Thư bảo lãnh đã phát hành sẽ tự động chất dứt hiệu lực khi hết thời hạn bảo lãnh được quy định trong Thư bảo lãnh (đều hết hiệu lực từ tháng 1-2012). Vì vậy, đến ngày 27-6-2912 Tisco gửi văn bản yêu cầu VIP thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh khoản nợ của Công ty Hà Nam thì thời hạn của 2 Thư bảo lãnh nói trên đã hết từ trước đó gần 6 tháng. Cần lưu ý rằng, thời hạn 30-6-2012 là thời hạn do Tisco và Công ty Hà Nam tự thỏa thuận mà không có sự đồng ý của VIB nên VIB không có nghĩa vụ phải thực hiện các nghĩa vụ bảo lãnh theo yêu cầu của Tisco.

Việc VIB từ chối thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong trường hợp này cũng hoàn toàn phù hợp với Quy chế bảo lãnh ngân hàng số 26/2006/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước về thời hạn chấm dứt nghĩa vụ bảo lãnh đó là: “Thời hạn bảo lãnh được xác định từ khi phát hành bảo lãnh cho đến thời điểm chấm dứt bảo lãnh được ghi trong cam kết bảo lãnh” (khoản 1 Điều 18) và “Nghĩa vụ bảo lãnh chấm dứt khi thời hạn của bảo lãnh đã hết” (khoản 4 Điều 20)…

Kỳ sau: Các cơ quan chức năng nói gì?

M. Tuấn

pháp luật và xã hội

Các tin tức khác

>   “Tăng lãi suất huy động không phải xu hướng chung” (11/03/2016)

>   Nhiều đại gia sập bẫy nữ nhân viên ngân hàng xinh đẹp  (10/03/2016)

>   ACB đã bán giải chấp gần 6 triệu cp HNG của HAG để thu hồi nợ (10/03/2016)

>   Kiều hối sẽ tăng theo bất động sản? (10/03/2016)

>   Siết vay USD có làm khó doanh nghiệp? (09/03/2016)

>   Ngân hàng Quốc Dân được cấp phép bổ sung thêm nhiều hoạt động (09/03/2016)

>   Vay tín chấp - cuộc chơi tất yếu (09/03/2016)

>   Sửa Thông tư 36 “không giảm tín dụng cho bất động sản” (09/03/2016)

>   Lạm phát thấp, lãi suất vẫn cao (07/03/2016)

>   “Mùa vàng tri ân” – Gửi tiền trúng vàng cùng Ngân hàng NCB (07/03/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật