Thứ Ba, 08/03/2016 09:59

Thị trường hồi phục, cổ phiếu nào phi nước đại?

Thị trường có thời gian tăng khá mạnh kể từ đầu tháng 2, đặc biệt là sau kỳ nghỉ Tết. Cùng điểm mặt những cổ phiếu tăng mạnh nhất trên 2 sàn của 10 phiên giao dịch sau Tết.

Bảng top 10 cổ phiếu tăng nhiều nhất 10 phiên sau Tết
Nguồn: VietstockFinance (Chỉ xét đến khối lượng giao dịch bình quân 10 phiên trên 100,000 đơn vị, giai đoạn từ 15-26/02/2016.)

Ấn tượng nhất, cổ phiếu BGM đã đóng cửa giá trần cả 10 phiên sau Tết, đạt mức tăng 50%. Biến động của BGM trở nên khó lường hơn sau khi tăng quá xa so với giá nền. Gần đây cổ phiếu này có thêm 2 phiên trần vào ngày 01/03 và 07/03, nhưng xen kẽ đó là 3 phiên điều chỉnh từ 02/03-04/03 trong đó có 2 phiên đóng cửa giá sàn. Đáng chú ý hơn, khối lượng khớp 10 phiên trần chỉ đạt 7.1 triệu cp so với 13.4 triệu cp phân phối trong 3 phiên điều chỉnh.

Nếu nhìn lại hoạt động kinh doanh của BGM trong 2015 thì thấy rõ sự “lột xác” cả về doanh thu và lợi nhuận. Doanh thu 2015 của BGM đạt 117 tỷ đồng, đây là con số cao nhất kể từ năm 2008 đến nay. Lãi ròng hơn 7 tỷ đồng, cũng vượt trội so với con số ít ỏi năm 2014 là 56 triệu đồng. Tuy nhiên, rõ ràng là giá cổ phiếu BGM năm qua đã không phản phản ánh theo tình hình kinh doanh.

Mô típ diễn biến giá trong 2015 khá giống “đè gom rồi đánh lên” xuất hiện ở nhiều cổ phiếu penny. Bởi thị giá cổ phiếu BGM vẫn giảm hơn 40% so với một năm trước. Trong tháng 9 và 10/2015, giá cổ phiếu bị “đạp” mạnh ở vùng 2,500 – 3,500 đồng/cp khiến nhiều NĐT mất kiên nhẫn bán ra, khiến thanh khoản tăng vọt trong giai đoạn này với trên một triệu cổ phiếu giao dịch mỗi ngày.

Đồ thị diễn biến BGM (tháng 9 & 10 thanh khoản đột biến)

Kế đến, cổ phiếu BIC đang “rung lắc” mạnh trong khoảng giá từ 21,000-22,000 đồng/cp trong hơn một tuần gần đây. Hiệu ứng từ việc nới room chỉ giúp BIC tăng giá trong thời gian ngắn ngủi.Trước đó, BIC vừa được trả lại room (từ 21.5% lên 49%) đã có 4 phiên tăng trần liên tiếp lên 21,900 đồng/cp và đã tăng gần 42% sau 10 phiên tính đến 26/02. Động thái giảm room hồi tháng 09/2015 thực chất là để đảm bảo tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài không vượt quá mức 49% khi cổ đông ngoại chiến lược FairFax Asia Limited tham gia. Đối tác chiến lược này đã mua hơn 41 triệu cổ phần phát hành để nắm giữ 35% vốn điều lệ của BIC trong tháng 1/2016.

Tuy nhiên, động lực “đẩy giá” của BIC sau ngày được nới room lại chủ yếu đến từ các nhà đầu tư nội, trong khi khối ngoại mới chỉ mua ròng khiêm tốn 161 ngàn đơn vị, tương đương 3.4 tỷ đồng trong cả 10 phiên sau tết. Hiện khối ngoại đang nắm hơn 44% và còn hơn 5 triệu cp có thể mua (khoảng 5%) để lấp đầy room, nhưng xem ra họ không mặn mà lắm.

Đồ thị diễn biến giá cổ phiếu BIC

Bên cạnh đó, câu chuyện nới room đang nóng trở lại sau tết, lần này chính doanh nghiệp tự đề xuất mở room và những trường hợp đã thành công như EVEVHC đều nới room từ 49% lên 100% – nhưng động thái khối ngoại và diễn biến không giống nhau. Cụ thể, EVE chính thức nới room từ ngày 04/02, khối ngoại rất tích cực gom hàng, mua ròng gần 60 tỷ đồng tính đến 26/02 (nâng tỷ lệ sở hữu lên 57.3%). EVE tăng 25% trong 10 phiên sau tết và tiếp tục tăng những phiên gần đây. Ngược lại, khối ngoại đã bán ròng hơn 230 ngàn đơn vị sau khi VHC nới room lên 100% ngày 22/02, giá cổ phiếu có xu hướng điều chỉnh nhẹ sau kỳ nghỉ Tết.

Đồ thị diễn biến giá cổ phiếu EVE - VHC

Ngoài ra, dù không nằm trong top 10 cổ phiếu tăng mạnh nhất, nhưng tâm điểm thị trường vẫn thuộc về cổ phiếu HAG với cuộc “giải cứu” cho chính mình. Sau kỳ nghỉ, cổ phiếu này tăng 7.7% tính đến ngày 07/03 với nhiều phiên thanh khoản đột biến lên đến 15 triệu cp được giao dịch. Trước đó cổ phiếu HAG có nhiều phiên giảm sàn và chạm mức thấp kỷ lục tại 7,900 đồng/cp trong phiên giao dịch ngày 22/01 và câu hỏi được quan tâm là nên hay không bắt đáy cổ phiếu này. Cùng với nhiều tin đồn và thông tin giật gân liên quan đến cặp cổ phiếu mẹ con HAG – HNG, giao dịch của của hai cổ phiếu đã có những đột biến khó lường, lúc ồ ạt bán tháo nhưng có khi lại hút mạnh lực cầu.

Đồ thị diễn biến giá cổ phiếu HAG

Một điểm chung của nhiều cổ phiếu tăng mạnh trong đợt này là doanh nghiệp mới trải qua mùa báo cáo thiếu tích cực. Các công ty như SPI, BAM, NHA, PVL hay TVC đều có lợi nhuận sau thuế sụt giảm hoặc bị thua lỗ trong quý 4/2015. Lũy kế lợi nhuận cả năm 2015 cũng không khá khẩm hơn ngoại trừ trường hợp của NHA. Tuy nhiên, cổ phiếu của những đơn vị này lại hồi phục mạnh mẽ, thống kê cho thấy SPI (+46%), PVL (+19%), BAM và TVC (+15%)...

Các tin tức khác

>   Nhịp đập Thị trường 08/03: Điều chỉnh sau 5 phiên tăng điểm (08/03/2016)

>   08/03: Bản tin 20 giờ qua (08/03/2016)

>   Top cổ phiếu đáng chú ý đầu phiên 08/03 (08/03/2016)

>   ITA: Nợ gì mà cấn hoài không hết? (10/03/2016)

>   VIS: Thông báo cổ phiếu được giao dịch trở lại dưới dạng chứng khoán bị kiểm soát (07/03/2016)

>   SHB: 15/03 GDKHQ tham dự ĐHĐCĐ thường niên năm 2016 (07/03/2016)

>   Cổ phiếu cần đưa vào “tầm ngắm” (07/03/2016)

>   DAC: Hủy niêm yết kể từ ngày 01/04 (07/03/2016)

>   Tuần 29/02-04/03/2016: 10 cổ phiếu “nóng” dưới góc nhìn PTKT của Vietstock (28/02/2016)

>   Phân tích kỹ thuật chứng khoán Việt Nam: Tuần 29/02-04/03/2016 (28/02/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật