Thứ Hai, 28/03/2016 09:40

Nhịp đập Thị trường 28/03: Lấy lại mốc 575

Thị trường vẫn phản ứng tích cực mỗi khi chạm mốc 570 điểm và nhanh chóng bật trở lại. Chỉ số VN-Index đóng cửa phiên 28/03 có sự tích lũy và tiếp cận trên 575 điểm một cách chắc chắn. Tương tự, chỉ số HNX-Index thuận lợi ngay đầu phiên bởi lực cầu mạnh mẽ và được duy trì đến hết phiên, khối ngoại mua ròng thứ 8 liên tiếp trên HNX.

Diễn biến HOSE cho thấy sự cải thiện của MSN, VNM, PVD, PPC ... cùng với các Bluechips giúp thị trường gia tăng về điểm số cuối phiên. Chiều ngược lại, STB, VSC, KBCITA... có dấu hiệu điều chỉnh nhiều hơn nhưng áp lực cung không lớn.

Trên HNX, cổ phiếu nhóm ngành nhựa tăng mạnh góp phần đà tăng cho HNX-Index như NTP tăng trần lên 14,700, cổ phiếu DNPTPP cũng tăng mạnh. Chiều ngược lại, tân bình MBS đang ghìm đà tăng chỉ số cùng với PHP.

Sắc tím trở nên quen thuộc với UPCoM, MSR, PTK, TOP, KTB, GGG... rất nhiều cổ phiếu nữa đóng cửa trần, cả sàn giao dịch sôi động với 148 tỷ đồng, UPCoM-Index tăng 2.7% lên 61.33 điểm.

Đáng chú ý, nội ngoại thi nhau kéo giá cổ phiếu NT2, đủng đỉnh trong phiên để rồi bật tăng thêm 1,000 đồng, đóng cửa 34,300 đồng/cp. Trong khi tuần trước tăng mạnh nhờ khối ngoại mua ròng gần 59 tỷ đồng. Được biết, ĐHCĐ của NT2 đặt kế hoạch tổng doanh thu 6,003 tỷ, lãi sau thuế 728 tỷ đồng, giảm lần lượt 12% và 36% so với 2015, và cổ tức với tỷ lệ 20%.

Thêm nữa, cổ phiếu TNA của CTCP Thương mại Xuất nhập khẩu Thiên Nam tăng trần lên 49,700 đồng/cp, khớp ngần 130 ngàn đơn vị. Tại ĐHCĐ cuối tuần trước, cổ đông thông qua kế hoạch lãi ròng trước thuế dự kiến đạt 115 tỷ đồng, tăng 60% so với năm 2015. Ngoài ra dự kiến phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ từ 80 tỷ lên hơn 101 tỷ đồng.

Trong khi đó, ATA đóng cửa dư bán sàn 3,300 đồng sau chuỗi tăng 25% tuần trước. Trong khoảng thời gian ngắn, ATA đã tận dụng được cả 2 thông tin quan trọng là Cơ quan thanh tra An toàn thực phẩm Hoa Kỳ đã công nhận ATA đủ điều kiện được phép xuất khẩu cá tra, cá basa sang thị trường Hoa Kỳ và xin UBCKNN nâng room lên 100%.

Về thanh khoản, tổng cả 2 sàn có phần hao hụt so với phiên cuối tuần, đạt 179 triệu cp với giá trị 2,680 tỷ đồng nhưng chủ yếu do HOSE thấp hơn trong khi HNX cao nhất 5 phiên gần đây. Cụ thể trên sàn, cổ phiếu FLC bứt lên cuối phiên để dẫn đầu thanh khoản trên HOSE với 6.3 triệu cp được giao dịch. Cổ phiếu HQC chỉ khớp hơn 2 triệu cp lúc 14h nhưng cuối phiên  tăng tốc đóng cửa tăng 3.5% lên 5,900, khớp được 3.3 triệu cp.

Phiên hôm nay ghi nhận mua ròng trên cả 2 sàn . Nổi bật là đà mua ròng trên HNX với phiên thứ 8 liên tiếp, khối lượng mua ròng đạt 1.5 triệu với giá trị 16.6 tỷ đồng. Trong khi đó, HOSE cũng có phiên mua ròng 7.1 triệu cp với giá trị gần 130 tỷ đồng, VCB, BVHVIC được mua ròng nhiều nhất.

14h: Nhóm Bất động sản tăng khá

Dòng tiền đang có sự phân hóa khi tập trung nhóm cổ phiếu có thông tin hỗ trợ hay kế hoạch 2016 “hoành tráng”, đặc biệt là nhóm Bất động sản.

Theo đó, VIC đang khá mạnh gần 2%, trong khi NLG, PDR, TDH, IJC, LCG... đều tăng mạnh.

Nhóm cổ phiếu thép và y tế đồng thuận tăng giá. Cụ thể, mức tăng trên dưới 2.5% của 2 ông lớn là HPGHSG đã tốt hơn đầu phiên bên cạnh những cổ phiếu đóng trần như TLHVGS. Riêng NKG giảm nhẹ xuống 12,800 đồng/cp. Mặt khác, cổ phiếu TRA, DMCIMP của nhóm ý tế cũng tăng từ 3% đến trên 5%.

NTP tăng 9.25%, giao dịch tại 68,500 đồng/cp và đóng góp nhiều nhất vào mức tăng của sàn HNX. Mặc dù thông tin thoái vốn của SCIC vẫn còn bỏ ngỏ tại ĐHĐCĐ vừa diễn ra nhưng kỳ vọng vẫn lớn sau khi thông qua việc nâng cổ tức từ 25% lên 45%. 

Tính đến 13h30, VN-Index giữ nguyên tăng trên dưới 2 điểm, tiếp cận vùng 575 điểm. HNX-Index duy trì trên 80 điểm. Thanh khoản 2 sàn đạt 112 triệu đơn vị, trị giá 1,751 tỷ đồng.

Về giao dịch thỏa thuận, trong tổng gần 350 tỷ đồng thì đáng chú ý có LAS sang tay 3 triệu cp với giá trị 89.7 tỷ đồng, KSB là hơn 1.1 triệu cp với giá trị hơn 45.3 tỷ đồng.

Phiên sáng: VN-Index tăng tốc

Sau khi lình xình quanh mốc tham chiếu từ đầu phiên, VN-Index đã tăng tốc vào cuối phiên để tăng hơn 2 điểm, tiến sát 575 điểm, HNX-Index tăng 0.43 điểm lên 80.16 điểm trong phiên sáng 28/03. Thanh khoản 2 sàn đạt hơn 1,450 tỷ đồng.

Cuối tuần trước, một số cái tên nổi bật đã tổ chức ĐHĐCĐ như PDR, HQC hay VSC. Trong đó, với kế hoạch kinh doanh táo bạo 2016, giá cổ phiếu PDR phản ứng tích cực và cho tín hiệu vượt đỉnh cũ 14,600 đồng/cp trong phiên sáng, khối lượng đã khớp gần 900 ngàn đơn vị và có thể đột biến nếu với tốc độ này. Mục tiêu cuả PDR năm 2016 là doanh thu 1,300 tỷ và lợi nhuận sau thuế 240 tỷ đồng, lần lượt gấp 3 lần và 1.5 lần so với kết quả năm 2015.

HQC tăng lên 5,800 và khớp lượng hơn 2 triệu cp. ĐHCĐ đã thông qua kế hoạch phát hành 205 triệu cp và 500 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi, ngoài ra còn đề xuất nới room tối đa lên 60%. Kế hoạch lợi nhuận của HQC cũng tăng lần lượt qua các năm từ hơn 500 tỷ đồng năm 2016 và sẽ cán mốc 878 tỷ đồng trong năm 2020.

Ngược lại, kế hoạch kinh doanh đi xuống là bất lợi ngắn hạn cho VSC, giá cũng đã giảm từ đỉnh tháng 11 khoảng 16%, sáng nay tiếp tục giảm 3,000 đồng xuống 64,000 đồng/cp. Chẳng là dù VSC đặt chỉ tiêu doanh thu tăng nhẹ, đạt 1,015 tỷ đồng nhưng lãi trước thuế dự kiến giảm 32% so với 2015, tương ứng 262 tỷ đồng.

Phiên sáng đầu tiên của MBS (Công ty Chứng khoán MB) đã không suôn sẻ, tân binh của HNX đã giảm 2,300 đồng xuống 7,700 đồng/cp, khối lượng khớp khoảng 200 ngàn đơn vị.

Mặt khác, sàn UPCoM tiếp tục giữ sắc xanh trong thời gian gần đây bởi sự sôi động của nhưng ông lớn đã và mới lên sàn. Phiên hôm nay có chút cân bằng hơn, trong đó GEX và MSR cùng tăng lên mức 26,400 đồng/cp. Ngược lại, SAS, VGG, VEFVGC điều chỉnh giảm. Ngoài ra, KTB vừa chuyển sàn đã như lên đồng, tăng một lèo từ 800 lên 2,100 đồng/cp, khối lượng còn dư mua trần trong phiên sáng đến cả triệu đơn vị.

10h30: Thanh khoản suy giảm

Thị trường vẫn giao dịch chiều hướng tích cực, 2 chỉ số tăng điểm nhẹ đồng thuận với thị trường chứng khoán châu Á phiên sáng. Nhưng đáng chú ý là thanh khoản 2 sàn lúc này chỉ đạt 1,000 tỷ đồng (131 tỷ đồng giao dịch thỏa thuận).

Cổ phiếu VHG đang cho thấy dấu hiệu hồi phục sau tuần giảm mạnh. Giá VHG tăng trần lên 5,800 đồng/cp với thanh khoản dẫn đầu trên HOSE đạt 2.2 triệu cp. Trong năm 2014, VHG từng tăng một mạnh từ 10,000 lên 18,000 đồng/cp.

Cổ phiếu HTI đang có giá 15,500 đồng/cp và tiềm năng tạo đột biến khối lượng phiên hôm nay. Được biết, TCT Đầu tư Phát triển Đô thị và Khu công nghiệp Việt Nam - TNHH MTV sẽ mua 3.4 triệu cp để nắm 51% trong thời gian từ 30/03-28/04.

Sau tuần quỹ ngoại bán ròng mạnh cổ phiếu MSN, cổ phiếu này tiếp tục giảm thêm 500 xuống 73,500 đồng/cp. Cổ phiếu BCG tiếp tục giảm sàn xuống 8,400 đồng/cp, giá cổ phiếu đã giảm trên 60% từ đỉnh và xuống thấp hơn mệnh giá.

Dấu hiệu điều chỉnh mới chớm những là lời cảnh báo cho một cố phiếu tăng quá nhanh như TIE. Sau một tuần thăng hoa chỉ biết tăng trần vì rộ tin TCT Công nghiệp Sài Gòn thoái toàn bộ 50% vốn, TIE hiện đang giảm nhẹ 15,300 đồng/cp phiên 28/03 nhưng cầu thưa thớt và đã khớp giá sàn đầu phiên.

Các thị trường chứng khoán châu Á mở cửa trong sắc xanh phiên đầu tuần. Trong khi đóng cửa tuần trước, chứng khoán Mỹ điều chỉnh nhưng vẫn nằm trong xu hướng tăng từ đầu tháng 2. Hơn nữa, số liệu chính thức cho thấy kinh tế Mỹ tăng trưởng với tốc độ 1.4% trong quý 4/2015, mạnh hơn gấp đôi so với ước tính ban đầu là 0.7% có thể giúp thị trường giữ trạng thái tích cực ngắn hạn.

Mở cửa: Cổ phiếu khoáng sản hút tiền

VN-Index đang được nâng đỡ bởi một số cổ phiếu bluechip nhưng chỉ có mức tăng nhẹ như VIC, GAS, CTG, BVH ... Chỉ số tăng nhẹ 1.6 điểm quanh ngưỡng 573 điểm. Nhóm cổ phiếu khoáng sản và pennys đang giúp HNX-Idex có mức bật tăng tốt hơn chỉ số trên HOSE.

Thanh khoản trên 2 sàn tính đến 9h34 đạt 24 triệu cp với giá trị 331 tỷ đồng.

Đáng chú ý, cổ phiếu ngành thép đang được hưởng lợi bởi 2 thông tin từ việc giá thép thế giới hồi phục và hiệu ứng từ việc Bộ Công Thương sẽ áp thuế tự vệ với thép nhập khẩu. Đáng chú ý, cổ phiếu TLH và VGS của CTCP Ống thép Việt Đức đang tăng trần lần lượt lên 6,200 và 8,200 đồng/cp. VGS đang dẫn đầu thanh khoản trên HNX.

Một số cổ phiếu khoáng sản giữ vài trò thu hút dòng tiền mạnh như BGM, LCM trên HOSE hay SPI, KHB trên HNX. Ngoài ra, nhóm cổ phiếu dầu khí tăng nhẹ trong khi nhóm ngân hàng có mức giảm nhẹ.

Giao dịch thỏa thuận tăng mạnh đầu phiên bởi giao dịch của cổ phiếu NBB với 2.9 triệu cp, giá trị sang tay 55.1 tỷ đồng. Được biết, theo nghị quyết ngày 25/03, HĐQT của CII quyết định giảm tỷ lệ sở hữu NBB từ 24.06% xuống 19.99 %, tương đương lượng bán ra khoảng 2.4 triệu cp.

Các tin tức khác

>   VIT: Kế hoạch 2016 lãi trước thuế 71 tỷ đồng, tăng 48% so 2015 (28/03/2016)

>   VIT: Kế hoạch 2016 lãi trước thuế 71 tỷ đồng, tăng 48% so 2015 (28/03/2016)

>   Vietstock Weekly 28/03- 01/04: Chưa nên lạc quan với phiên hồi phục cuối tuần (27/03/2016)

>   Vietstock Weekly 28/03- 01/04: Chưa nên lạc quan với phiên hồi phục cuối tuần (27/03/2016)

>   Chứng khoán Tuần 21 - 25/03: Tiếp tục điều chỉnh! (25/03/2016)

>   Chứng khoán Tuần 21 - 25/03: Tiếp tục điều chỉnh! (25/03/2016)

>   Phân tích kỹ thuật phiên chiều 25/03/2016: VN-Index đang tạo các lower high (25/03/2016)

>   Nhịp đập Thị trường 25/012: Hồi mã thương (25/03/2016)

>   Vietstock Daily 25/03: Thị trường sẽ tiếp tục điều chỉnh? (24/03/2016)

>   Vietstock Daily 25/03: Thị trường sẽ tiếp tục điều chỉnh? (24/03/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật