Thứ Tư, 02/03/2016 14:00

Ngành Thực phẩm-Đồ uống: Cơ hội đang đến gần!

Các cổ phiếu ngành Thực phẩm-Đồ uống nhìn chung đều đang trong giai đoạn tích lũy ngắn hạn. Bài viết này sẽ cung cấp các nhận định ở góc nhìn phân tích kỹ thuật về xu hướng của các cổ phiếu nhóm ngành này trong thời gian tới.

Chỉ số ngành Thực phẩm-Đồ uống – Tích lũy ngắn hạn, tăng trưởng dài hạn

Chỉ số VS-Food&Drink hình thành xu hướng tăng dài hạn từ 2009 cho tới nay khi tạo các đỉnh đáy sau cao hơn đỉnh đáy trước.

Bên cạnh đó, giá vẫn ở trên nhóm MA dài hạn (SMA100, SMA200...) và nhận được sự hỗ trợ rất mạnh của nhóm này.

Ở góc nhìn ngắn hạn, VS-Food&Drink có thể sắp hình thành mẫu hình Inverse Head & Shoulders. Nếu phá vỡ được trendline kháng cự ngắn hạn (neckline của mẫu hình) thì mục tiêu giá sẽ lên đến vùng 180-182 điểm.

Phân tích cổ phiếu nổi bật

KDC – CTCP TẬP ĐOÀN KIDO

Tín hiệu kỹ thuật: Giá đang hồi phục liên tục trong những tuần gần đây. Những mẫu hình nến xanh và có bóng mờ bên dưới khá dài cho thấy nhà đầu tư đang khá lạc quan trong ngắn hạn.

Khối lượng giao dịch liên tục được cải thiện và MACD Histogram đang tiến dần về ngưỡng 0 cho thấy xu hướng tăng có thể quay trở lại.

Khuyến nghị: Nhà đầu tư có thể tiếp tục mua nếu giá vẫn duy trì trong vùng nhẹ trong các nhịp điều chỉnh về lại đáy cũ ngày 18/01/2016 (vùng 20,000-21,500)

MSN – CTCP Tập Đoàn Masan

Tín hiệu kỹ thuật: Ở góc nhìn sóng Elliott, MSN rất đáng chú ý khi giai đoạn điều chỉnh kể từ 2011 cho tới gần đây có thể đang ở giai đoạn cuối. Nếu đáy cũ tháng 12/2015 tiếp tục trụ vững trong thời gian tới thì quan điểm tích cực về cổ phiếu này vẫn được giữ.

Ngoài ra, chỉ báo MACD đang hình thành phân kỳ giá lên dài hạn. Nếu chỉ báo này vượt ngưỡng 0 trong những tuần tới thì một chu kỳ tăng giá có thể bắt đầu.

Trendline dài hạn (vùng 67,000-72,000) sẽ tiếp tục là vùng hỗ trợ mạnh nếu giá có điều chỉnh sâu trong thời gian tới.

Khuyến nghị: Nhà đầu tư ngắn hạn có thể canh mua lướt sóng tại vùng 67,000-72,000 với mục tiêu là vùng 81,000-85,000.

VNM – CTCP Sữa Việt Nam

Tín hiệu kỹ thuật: VNM đã phục hồi khá mạnh sau khi kết thúc sóng hiệu chỉnh dạng ZigZag vào đầu tháng 02/2016.

Xu hướng tăng dài hạn của cổ phiếu vẫn duy trì do đường trendline hỗ trợ (tương đương vùng 119,000-125,000) vẫn chưa bị phá vỡ. Đây sẽ là ngưỡng hỗ trợ chủ yếu của VNM trong thời gian tới

Các chỉ thuộc nhóm momentum đang duy trì trong vùng overbought  nên giá có thể rung lắc trong vài phiên tới.

Khuyến nghị: Nhà đầu tư có thể canh mua vào trong vùng 119,000-125,000 (tương đương trendline dài hạn)

Các tin tức khác

>   Ngày 26/01/2016: 10 cổ phiếu “nóng” dưới góc nhìn PTKT của Vietstock (26/01/2016)

>   Phân tích kỹ thuật chứng khoán Việt Nam: Tuần 25-29/01/2016 (24/01/2016)

>   Tuần 25-29/01/2016: 10 cổ phiếu “nóng” dưới góc nhìn PTKT của Vietstock (24/01/2016)

>   Cơn ác mộng 2008 có lặp lại? (21/01/2016)

>   Phân tích kỹ thuật nhóm Cổ phiếu Hóa Chất (22/01/2016)

>   Ngày 21/01/2016: 10 cổ phiếu “nóng” dưới góc nhìn PTKT của Vietstock (21/01/2016)

>   Ngày 19/01/2016: 10 cổ phiếu “nóng” dưới góc nhìn PTKT của Vietstock (19/01/2016)

>   Tuần 18-22/01/2016: 10 cổ phiếu “nóng” dưới góc nhìn PTKT của Vietstock (17/01/2016)

>   Phân tích kỹ thuật chứng khoán Việt Nam: Tuần 18-22/01/2016 (17/01/2016)

>   Phân tích kỹ thuật nhóm Cổ phiếu May mặc (18/01/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật