Thứ Hai, 28/03/2016 10:31

Lựa chọn cổ phiếu cơ bản nào cho danh mục đầu tư?

Cơ cấu danh mục là điều mà các nhà đầu tư luôn quan tâm trong mọi thời điểm thị trường. Liệu MSN, CVT, VKCBMP có phải là những cổ phiếu cơ bản mà nhà đầu tư nên lựa chọn để mua vào trong lúc này?

MSN: Mua với giá mục tiêu là 101,000 đồng/cp

CTCK Bản Việt (VCSC) khuyến nghị mua cổ phiếu MSN của CTCP Tập đoàn Masan với giá mục tiêu là 101,000 đồng/cp.

Thương vụ với Singha giúp MSN đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang tập trung vào ngành tiêu dùng. Sau khi hoàn tất, việc hợp tác với Singha sẽ giúp tăng số dư tiền mặt của MSN lên đến 1.1 tỷ USD, có thể được sử dụng cho đầu tư vào hoạt động kinh doanh và các thương vụ M&A mới. Cũng nhờ thương vụ này, MSN có thể tiếp cận thêm 160 triệu khách hàng mới trong khu vực ASEAN.

Việc MSN sẽ dùng nguồn tiền mặt dồi dào vào mục đích gì là câu hỏi lớn. VCSC không loại trừ khả năng công ty sẽ có những khoản đầu tư lớn vào lĩnh vực hàng tiêu dùng. Nếu không, việc giảm tỷ lệ đòn bẩy cũng là một khả năng khác. Tại mức giá hiện tại, các lĩnh vực liên quan đến tiêu dùng của MSN có định giá khá hấp dẫn.

VCSC kỳ vọng dự phòng sẽ giảm, qua đó hỗ trợ tăng trưởng lợi nhuận. Cơ cấu vốn của tập đoàn cải thiện mạnh. Nợ chéo giữa các công ty trong tập đoàn giảm đáng kể, trong khi nợ đã được tái cấu trúc với chi phí thấp hơn.

Xem thêm tại đây

CVT: Mua với giá mục tiêu là 33,000 đồng/cp

CTCK MB (MBS) khuyến nghị mua cổ phiếu CVT của CTCP CMC với giá mục tiêu là 33,000 đồng/cp.

Dự kiến cuối tháng 4 đầu tháng 5 năm 2016, CVT sẽ chính thức tổ chức ĐHĐCĐ với các nội dung quan trọng như chia cổ tức năm 2015 bằng tiền mặt 25% (2,500 đồng/cp), Đặt kế hoạch sản lượng sản xuất gạch năm 2016 ở mức 12 triệu m2 gạch, tăng 50% so với 2015. Đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế 90 tỷ đồng, tăng 25% so với kế hoạch 2015.

Với khả năng tăng trưởng tích cực từ nhà máy mới, MBS lạc quan với khả năng CVT sẽ hoàn thành vượt kế hoạch lợi nhuận trước thuế 90 tỷ đồng đề ra cho năm 2016 để đạt mức 100 tỷ, tương ứng dự phóng EPS 2016 là 4,100 đồng, là cơ sở để CVT chia cổ tức bằng tiền mặt ở mức cao từ 25% trở lên.

Năm 2016 CVT chỉ đặt kế hoạch sản lượng ở mức 12 triệu m2 gạch tương ứng lợi nhuận trước thuế kế hoạch là 90 tỷ đồng. Điều này cho thấy tiềm năng tiếp tục tăng sản lượng lên 15 – 16 triệu m2 gạch các năm tiếp theo là điều kiện thuận lợi để CVT tiếp tục duy trì đà tăng trường cao trong cả giai đoạn 2016 – 2018.

CVT tiếp tục cho thấy là 1 doanh nghiệp tăng trưởng cao, và với giá hiện nay thì rõ ràng CVT vẫn là một cơ hội đầu tư tốt cho nhà đầu tư ưa doanh nghiệp cơ bản. Và với vùng giá quanh 22,500 – 23,000 đồng/cp hiện nay MBS tiếp tục khuyến nghị mua mạnh CVT tại vùng giá này với kỳ vọng đạt mức giá 33,000 đồng/cp trong vòng 1 năm tới.

Xem thêm tại đây

VKC: Sẽ tăng trưởng kép nhờ mô hình kinh doanh phân hóa

CTCK Bản Việt (VCSC) cho rằng cổ phiếu VKC của CTCP Cáp Nhựa Vĩnh Khánh sẽ tăng trưởng kép nhờ mô hình kinh doanh phân hóa.

Theo VCSC, mảng kinh doanh mang lại phần doanh thu lớn nhất cho VKC là thương mại săm lốp, chiếm đến 70% tổng doanh thu năm 2015. VKC là nhà phân phối độc quyền của nhãn hiệu vỏ lốp xe Maxxis - nhãn hiệu chủ lực của công ty sản xuất lốp xe lớn thứ 9 trên toàn thế giới Cheng Shin Rubber.

Tuy vậy hoạt động sản xuất cáp viễn thông, tuy có quy mô nhỏ hơn (khoảng 30%) nhưng sẽ đóng vai trò chủ đạo trong tăng trưởng 2016. VKC là một trong những nhà sản xuất cáp quang trục nhánh cho ba công ty cung cấp dịch vụ internet lớn nhất cả nước: FPT, VNPT và Viettel. Do vậy, tăng trưởng doanh thu từ các mảng này sẽ có mối liên hệ trực tiếp đến tốc độ tăng trưởng khá ấn tượng của số lượng thuê bao internet cáp quang ở Việt Nam.

VKC sẽ có khả năng giữ vững thị phần trong cả hai mảng kinh doanh. Tăng trưởng doanh thu 2016 sẽ tiếp tục nhờ triển vọng của ngành săm lốp và nhu cầu cáp quang tăng mạnh. Điểm lo ngại kớn nhất của VKC là mức sinh lời của mô hình hoạt động khá thấp trong năm 2015. Nguyên nhân chính là do giá đặt hàng của mảng cáp giảm mạnh hơn giá nguyên vật liệu.

Ước tính doanh thu 2016 tăng trưởng khoảng 12% chủ yếu do tăng trưởng sản lượng bán ra của lốp xe và cáp quang, theo đó, lợi nhuận sau thuế của công ty ước đạt 27 tỷ tăng 12% so với năm trước.

Xem thêm tại đây

BMP: Giá trị hợp lý là 180,000 đồng/cp

CTCK Maritime (MSI) khuyến nghị mua cổ phiếu BMP của CTCP Nhựa Bình Minh và cho rằng giá trị hợp lý là 180,000 đồng/cp.

Theo MSI, BMP có nền tảng hoạt động sản xuất kinh doanh vững chắc dựa trên hệ thống 1,400 đại lý phân phối trải dài từ Nam ra Bắc, và đặc biệt là sự uy tín của một thương hiệu lớn đã được xây dựng trong hơn 38 năm hoạt động. Đây là một lợi thế vượt trội mà các công ty cùng ngành khó có thể đạt được.

Hoạt động sản xuất và kết quả kinh doanh của BMP tăng trưởng ổn định nhờ vào các chính sách linh hoạt sát với tình hình và nhu cầu của thị trường, doanh số tiêu thụ luôn được đảm bảo tốt, chính sách chiết khấu cho đại lý hợp lý và chế độ chăm sóc khách hàng tốt… Biên lợi nhuận gộp và biên lợi nhuận ròng của doanh nghiệp luôn ở mức tương đương hoặc cao hơn những công ty cùng ngành khác.

BMP có lịch sử chi trả cổ tức bằng tiền mặt rất đều đặn với tỷ suất cổ tức cao. BMP không vay nợ dài hạn, chỉ có một lượng nhỏ nợ ngắn hạn với chi phí lãi vay rất thấp, gần như không có ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty.

Hiện nay, BMP đang được giao dịch ở mức giá thấp hơn so với giá trị thực sự với P/E forward 2016F là 9.2, thấp hơn 42% so với P/E của VN-Index là 13.1. Cổ phiếu BMP được định giá bằng phương pháp chiết khấu dòng tiền cổ đông (FCFE) có giá trị hợp lý là 180,000 đồng/cp, so với giá thị trường hiện nay ở mức 137,000 đồng/cp, tiềm năng tăng trưởng của cổ phiếu BMP là 31.4%.

Xem thêm tại đây

-----------------------------------------

Khuyến nghị mua bán cổ phiếu của các công ty chứng khoán được trích dẫn lại có giá trị như một nguồn thông tin để nhà đầu tư tham khảo cho các quyết định đầu tư. Các khuyến nghị này có thể có những xung đột lợi ích với nhà đầu tư.

Các tin tức khác

>   Góc nhìn 28/03-01/04: Ngưỡng 580 tiếp tục gây khó khăn? (27/03/2016)

>   Góc nhìn 25/03: Sẵn sàng để bán? (24/03/2016)

>   Góc nhìn 24/03: Kiểm định tâm lý tại ngưỡng cản mạnh (23/03/2016)

>   Góc nhìn 23/03: Có thể tăng cách biệt trên 5 điểm? (22/03/2016)

>   Góc nhìn 22/03: Rủi ro ngắn hạn đang tăng lên? (21/03/2016)

>   Cổ phiếu PLC, BCI, TCR và DRC có đáng để mua? (21/03/2016)

>   Góc nhìn 21 - 25/03: Chuyển sang vùng rủi ro? (20/03/2016)

>   Cổ phiếu ngành nào được “lăng xê” trong 2016? (18/03/2016)

>   Góc nhìn 18/03: Hạn chế mua mới? (17/03/2016)

>   Góc nhìn 17/03: Xu hướng tích cực đang trở lại? (16/03/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật