Thứ Sáu, 18/03/2016 10:23

Cổ phiếu ngành nào được “lăng xê” trong 2016?

Thị trường chứng khoán (TTCK) năm 2016 được dự báo sẽ biến động khó lường và nhiều ẩn số hơn so với 2015. Theo đó, các công ty chứng khoán (CTCK) đều khuyến nghị nhà đầu tư nên lựa chọn những cổ phiếu thuộc nhóm ngành nghề theo hướng thận trọng và phòng thủ hơn những năm trước.

Bất động sản

Nếu như trong năm 2015, nhóm cổ phiếu ngân hàng là tâm điểm của thị trường về sự tăng trưởng và vai trò dẫn dắt thì bước sang 2016, các CTCK nhận định khó kỳ vọng một điều tương tự. Thay vào đó, nhóm cổ phiếu bất động sản (BĐS) được nhắc đến nhiều như một sự thay thế nhưng không “hoàn hảo”. Bởi triển vọng tăng trưởng của các doanh nghiệp (DN) ngành BĐS khá phân tán nên khó có thể đóng vai trò dẫn dắt như nhóm cổ phiếu dầu khí (năm 2014) và Ngân hàng (năm 2015).

Theo dự báo, giai đoạn 2016-2017 sẽ là thời điểm tăng trưởng mạnh về KQKD đối với nhiều DN BĐS khi tiến hành bàn giao nhà và do độ trễ trong việc ghi nhận doanh thu và lợi nhuận theo Thông tư 200. CTCK Maritime (MSI) mạnh dạn khi nhận định chỉ số lãi cơ bản trên cổ phiếu (EPS) của các cổ phiếu nhóm BĐS sẽ có sự tăng trưởng đột biến so với năm 2015. Đây là động lực để giá cổ phiếu tăng trong tương lai và ngành BĐS là một trong những ngành có thể dẫn dắt thị trường trong năm 2016.

Tuy nhiên, theo CTCK MB (MBS) thì đa số những dự án đang thuộc quyền quản lý của các Công ty niêm yết lại có thời hạn bàn giao trong 2017. Như vậy, nếu tốc độ tăng trưởng lợi nhuận là nhân tố thúc đẩy tăng giá thì giá cổ phiếu BĐS năm 2016 sẽ không được dẫn dắt bởi nhân tố lợi nhuận hoặc EPS.

Bên cạnh đó, CTCK Bản Việt (VCSC) cho rằng cổ phiếu nhóm BĐS khu công nghiệp sẽ “nóng” từ 2016 nhờ 2 yếu tố. Đó là việc các nhà sản xuất trên thế giới đang có xu hướng chuyển nhà máy về Việt Nam để tận dụng lợi thế chi phí nhân công giá rẻ cùng với kỳ vọng tăng trưởng FDI vào Việt Nam trong các năm tới nhờ các hiệp định thương mại tự do (FTA) sẽ gián tiếp giúp tăng nhu cầu về việc thuê đất tại các khu công nghiệp.

Dệt may

Các hiệp định FTA ký kết trong 2015 sẽ tác động cả trực tiếp và gián tiếp lên nhiều ngành, trong đó có dệt may và cảng biển. Nhóm cổ phiếu dệt may có thể được hưởng lợi nhiều nhất do có kim ngạch xuất khẩu lớn. Trong khi đó nhóm cổ phiếu cảng biển sẽ được hưởng lây từ sự tăng trưởng sản lượng hàng hóa xuất khẩu thông qua cảng.

Nhiều CTCK cùng chung nhận định giá trị xuất nhập khẩu và kết quả kinh doanh (KQKD) của các DN ngành dệt may sẽ tiếp tục tăng trưởng khả quan trong 2016. Sự cải thiện này có thể đến từ lực cầu hồi phục của các thị trường chủ lực là Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản. Cùng với đó, việc hai hiệp định FTA Việt Nam – EAEU, FTA Việt Nam – Hàn Quốc có hiệu lực từ 2016 cũng sẽ là động lực thúc đẩy.

Ngoài các DN dệt may đang niêm yết, các CTCK cũng khuyến nghị theo dõi đối với DN dệt may đang “rục rịch” lên sàn như Vinatex, May 10, Việt Tiến, Nhà Bè...

Theo MSI, việc phá giá đồng Nhân dân tệ (NDT) có tác động hai chiều với dệt may Việt Nam. Hiện nay, dệt may Vệt Nam đang phụ thuộc khá lớn vào nguồn nguyên liệu từ Trung Quốc (chiếm tới 45 - 50% giá trị nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may). Việc Trung Quốc phá giá đồng NDT sẽ giúp chi phí nguyên liệu đầu vào giảm xuống. Tuy nhiên, sức ép cạnh tranh với hàng dệt may Trung Quốc cũng sẽ gia tăng do giá hàng xuất khẩu của Trung Quốc rẻ hơn.

Ngoài ra, do đặc thù ngành sử dụng nhiều lao động, các DN dệt may trong 2016 sẽ chịu áp lực từ chi phí nhân công khá lớn ảnh hưởng đến lợi nhuận của DN (từ 01/01 áp dụng tăng lương tối thiểu thêm 12.4%; tăng trích nộp BHXH và kinh phí công đoàn).

Cảng biển

Năm 2016, các CTCK có cái nhìn khá lạc quan về nhóm ngành cảng biển. Tính hấp dẫn của ngành này không chỉ bởi tính phòng vệ cao mà KQKD sẽ tiếp tục tăng trưởng ổn định, tỷ lệ trả cổ tức hàng năm cao so với mặt bằng chung.

Theo MSI, động lực cho nhóm Cảng biển là sản lượng hàng hóa thông qua hệ thống cảng dự báo tăng nhanh trong năm 2016 nhờ mở rộng thị trường xuất khẩu thông qua các FTA đã ký và Chính phủ đã ra quyết định “siết chặt kiểm soát tải trọng đường bộ”, theo đó giá cước sẽ tăng gấp 2-2.5 lần so với giá hiện tại nên các DN chuyển sang vận chuyển bằng đường biển và đường sắt.

Ngoài ra, Vinalines có lộ trình tại 9 công ty con và giảm tỷ lệ sở hữu xuống 20% tại CTCP Cảng Hải Phòng (PHP) và CTCP Cảng Sài Gòn có khả năng tác động tích cực đến giá các cổ phiếu trong ngành.

Công nghệ - Viễn thông

Động lực lớn nhất để các cổ phiếu Công nghệ - Viễn thông tăng trưởng mạnh trong thời gian tới đến từ việc ứng dụng Công nghệ thông tin (CNTT) của khối cơ quan Nhà nước, cơ quan Quốc phòng, các CTCK cho biết.

Theo đó, giai đoạn 2016-2017 là năm trọng điểm đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước và khối doanh nghiệp. Theo Nghị quyết số 36a/NQ-CP về Chính phủ điện tử, trong năm 2016-2017 Chính phủ sẽ đẩy mạnh cải cách hành chính gắn với tăng cường ứng dụng CNTT trong quản lý và cung cấp dịch vụ công trực tuyến. Đáng chú ý, mục tiêu đến hết năm 2016, các bộ ngành Trung ương phải có 100% dịch vụ công cho phép người dùng điền và gửi trực tuyến mẫu văn bản đến cơ quan nhà nước, đồng thời quy định rõ lộ trình trong năm 2016 các Bộ Ngành phải đạt được mục tiêu đề ra.

Theo CTCK Ngân hàng BIDV (BSC): “Những cổ phiếu niêm yết như FPT, CMGITD vẫn đang ở mức định giá hấp dẫn và có triển vọng KQKD tăng trưởng tốt”.

Nhiệt điện khí

Trong bối cảnh thủy điện vẫn gặp khó vì hạn hán kéo dài và giá dầu đang ở mức thấp kỷ lục, chi phí sản xuất của DN nhiệt điện khí sẽ tiếp tục giảm. Đó là những cơ sở vững chắc mà VSCS cho rằng: “Nhiệt điện khí sẽ tiếp tục là điểm nhấn trong năm 2016.”

Theo VCSC, hiện tượng mất cân bằng cung cầu điện sẽ tiếp tục diễn ra trong năm 2016. Về mặt cầu, sản lượng tiêu thụ điện dự báo tăng ít nhất 12% năm 2016. Tuy nhiên, sản xuất thủy điện sẽ càng ngày càng gặp khó khăn hơn khi hạn hán tiếp tục kéo dài đến 2016. Do vậy cũng giống như trong 2015, đóng góp của mảng thủy điện vào lưới điện quốc gia sẽ rất hạn chế. Với bối cảnh giá dầu đang ở mức thấp kỷ lục, chi phí sản xuất nhiệt điện khí đã thu hẹp khoảng cách so với chi phí thủy điện, chỉ hơn khoảng 3% trong năm 2015 so với mức 26% trong giai đoạn từ tháng 6/2012 đến 2014. Nhiệt điện khí cũng đã rẻ hơn 31% so với chi phí sản xuất nhiệt điện than.

Hầu hết các CTCK đều cho rằng, khác với năm 2015, sự phân hóa sẽ rõ nét hơn trong năm 2016 giữa các DN ngay trong cùng một ngành. Do đó, việc lựa chọn cổ phiếu cụ thể đóng vai trò quan trọng hơn việc chọn ngành hay nhóm. Dưới đây là những cổ phiếu được các CTCK “lăng xê” nhiều trong 5 nhóm ngành đã nêu trên:

Các tin tức khác

>   Góc nhìn 18/03: Hạn chế mua mới? (17/03/2016)

>   Góc nhìn 17/03: Xu hướng tích cực đang trở lại? (16/03/2016)

>   Công bố hệ thống giao dịch chứng khoán phái sinh (16/03/2016)

>   Góc nhìn 16/03: Nhịp điều chỉnh thực sự sẽ bắt đầu? (15/03/2016)

>   Góc nhìn 15/03: VN-Index chinh phục mốc 580 điểm? (14/03/2016)

>   Những cổ phiếu tràn đầy hứa hẹn khi đầu tư (14/03/2016)

>   Góc nhìn tuần 14-18/03: Khó thoát khỏi xu hướng lình xình? (13/03/2016)

>   Góc nhìn 11/03: Áp lực điều chỉnh đang tăng? (10/03/2016)

>   Góc nhìn 10/03: Thận trọng trước nguy cơ giải chấp (09/03/2016)

>   Góc nhìn 09/03: Sẽ tiếp tục điều chỉnh? (08/03/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật