Thứ Hai, 14/03/2016 10:25

Những cổ phiếu tràn đầy hứa hẹn khi đầu tư

Với nhiều yếu tố hỗ trợ do đặc thù của ngành nghề, VGG, CNG, VIT, KDHGEX là những cổ phiếu được các CTCK khuyến nghị mua vào trong thời điểm này.

VGG: Giá có thể tăng sau khi niêm yết

CTCK Bản Việt (VCSC) khuyến nghị mua cổ phiếu của CTCP May Việt Tiến (UPCoM: VGG) do những lợi thế và triển vọng dài hạn.

VGG là một trong những doanh nghiệp may mặc lớn nhất Việt Nam với doanh thu 288 triệu USD trong năm 2015. Công ty hoạt động kinh doanh trong khâu sản xuất, bán sỉ và bán lẻ các dòng sản phẩm đa dạng từ áo sơ mi, quần, áo khoác, áo len, đồ thể thao và đồ vest. VGG hiện đang sở hữu 7 thương hiệu với lượng khách hàng của công ty trải dài hơn 20 quốc gia khắp Châu Á, Châu Âu, Châu Úc và Bắc Mỹ.

Trong dài hạn, triển vọng của ngành dệt may Việt Nam vẫn tỏ ra đầy hứa hẹn. Tăng trưởng sẽ được duy trì với một loạt các hiệp định thương mại tự do (FTA). Việt Nam đã ký kết (FTA Việt Nam – Hàn Quốc, FTA Việt Nam – EU) cũng như thông qua hiệp định Đối tác Chiến lược Xuyên Thái Bình Dương (TPP). Việt Nam đang trải qua giai đoạn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng mạnh trong chuỗi giá trị dệt may khi các các nhà sản xuất may mặc, sợi và vải thượng nguồn đang chuyển nhà máy từ Trung Quốc sang Việt Nam nhằm tận dụng các ưu đãi về thuế theo TPP và trước tình hình lợi thế cạnh tranh trong vai trò là nhà xuất khẩu dệt và may mặc lớn nhất đang giảm dần.

Nếu chỉ đơn thuần dựa trên so sánh với các công ty cùng ngành trong nước, định giá của VGG tỏ ra khá hấp dẫn với P/E trượt 12 tháng 5.4 lần so với mức trung bình 7.7 lần. Do VGG dự kiến giao dịch với biên độ +/- 40% khi niêm yết, với giá trị định giá tương đối thấp so với các công ty cùng ngành, có khả năng giá cổ phiếu VGG sẽ tăng sau khi niêm yết.

Xem thêm tại đây

CNG: Khả quan do rủi ro hoạt động đã giảm mạnh

CTCK MB (MBS) khuyến nghị mua cổ phiếu CNG của CTCP CNG Việt Nam do đây là cổ phiếu có cổ tức cao và rủi ro hoạt động đã giảm mạnh khi trở thành công ty con của GAS.

Trong năm 2016, triển vọng tăng trưởng của CNG chủ yếu đến từ phân phối khí CNG từ mỏ Hàm Rồng, Thái Bình cho khách hàng ở khu vực phía Bắc. CNG được phân phối khoảng 40-50 triệu m3/năm và đã bắt đầu phân phối khí từ năm 2015 với sản lượng khoảng 9 triệu m3. Trong năm 2016, công ty sẽ tiếp tục gia tăng sản lượng phân phối thông qua hợp đồng với Viglacera với sản lượng dự kiến 20-25 triệu m3/năm dự kiến từ giữa năm 2016.

GAS đã thông báo sẽ chào mua công khai cổ phần công ty CNG từ PGS với giá 32,200 đồng/cp. Việc trở thành công ty con trực tiếp của GAS sẽ giúp CNG được quyền ưu tiên trong việc phân phối khí CNG từ công ty mẹ trong tương lai cũng như có thể giảm những rủi ro nhà đầu tư lo ngại trong quan hệ giữa CNG với PGS trước đây.

Với khả năng trả cổ tức 30%/năm và triển vọng tăng trưởng sáng sủa trong năm 2016-2017, CNG có định giá thấp và triển vọng tăng trưởng hoạt động cốt lõi ở mức khả quan nhất trong nhóm ngành dầu khí. Ở mức giá hiện tại cổ phiếu CNG đang giao dịch thấp hơn 15% so với giá trị hợp lý của cổ phiếu. Định giá theo phương pháp cổ tức, MBS cho rằng giá hợp lý của CNG là tối thiếu là 38,000 đồng/cp, tương đương tỷ suất cổ tức/thị giá là 8%.

Xem thêm tại đây

VIT: Mua với giá mục tiêu 12 tháng là 25,642 đồng/cp

CTCK Ngân hàng BIDV (BSI) khuyến nghị mua cổ phiếu VIT của CTCP Viglacera Tiên Sơn với giá mục tiêu 12 tháng là 25,642 đồng/cp.

Sự phục hồi có tính chu kỳ của nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm gạch ốp lát, đã khiến ngành kinh doanh này hồi sinh sau giai đoạn rất khó khăn. Nhu cầu gạch ốp không chỉ đến từ các dự án bất động sản dự án mà còn đến phần lớn từ khu dân cư vốn có tính bên vững cao hơn.

Công suất thiết kế của VIT tăng gần 40% lên 6.5 triệu m2/năm đã trở thành động lực tăng trưởng lớn do VIT đang vận hành vượt công suất thiết kế tại 2 nhà máy hiện tại. Nhà máy mở rộng GĐ 2 tại Thái Bình được giả định sẽ chạy 85% công suất trong 2016.

BSI cho rằng giá kì vọng 12 tháng tới là 25,642 đồng/cp tính theo phương pháp FCFF. Với mức P/E Forward xấp xỉ 4.9, định giá của VIT tương đối hấp dẫn khi so sánh với P/E forward trung bình ngành là 5.3.

KDH: Mua với giá mục tiêu 24,500 đồng/cp

CTCK Bản Việt (VCSC) khuyến nghị mua cổ phiếu KDH của CTCP Đầu tư và Kinh doanh nhà Khang Điền với giá mục tiêu 24,500 đồng/cp.

VCSC cho rằng nhu cầu cho nhà phố và villas tại TPHCM đã tăng mạnh trong thời gian qua với khối lượng giao dịch tăng 64% trong quý 4/2015 so với cùng kỳ, chủ yếu dẫn dắt bởi các dự án tại quận 9, nơi tập trung quỹ đất của KDH. Hạ tầng cải thiên và cộng động dân cư liên tục mở rộng đảm bảo cho nhu cầu sẽ tiếp tục mạnh mẽ trong thời gian ngắn sắp tới tại khu vực này.

Doanh thu của KDH sẽ tăng ba lần trong hai năm tới nhờ cầu tăng mạnh và lợi thế cạnh tranh. Trong hai năm qua, KDH liên tục giữ vị thế dẫn đầu tại phân khúc nhà phố, tiến độ bán hàng tốt nhờ thương hiệu uy tín, được các ngân hàng hỗ trợ mạnh với các gói thanh toán linh động, vị trí đắc địa với việc phát triển các dự án cơ sở hạ tầng xung quanh.

VCSC định giá KDH theo phương pháp định giá lại tài sản, áp dụng mô hình chiết khấu dòng tiền dành cho các dự án thuộc danh mục ba năm tới và định giá lại theo giá thị trường cho các dự án khác thuộc tồn kho bất động sản. Với ước tính KDH cần vài năm để tái cấu trúc BCI, VCSC định giá BCI theo chi phí mua lại. Đây là một cách tính thận trọng do BCI có quỹ đất rất lớn tại TP. HCM. Vì vậy, VCSC bỏ mức chiết khấu dành cho tổng giá trị tài sản ròng và được kết quả giá mục tiêu 24,500 đồng/cp.      

Xem thêm tại đây

GEX: Mua với giá mục tiêu là 29,600 đồng/cp

CTCK Maritime (MSI) khuyến nghị mua cổ phiếu của Tổng CTCP Thiết bị điện Việt Nam (UPCoM: GEX) với giá mục tiêu 29,600 đồng/cp.

Theo MSI, GEX là doanh nghiệp đầu ngành về sản xuất và cung cấp thiết bị điện trên cả nước, với thị phần chiếm trên 80% và sở hữu nhiều lợi thế về mặt chuỗi phân phối, quy mô tài sản lớn… Kết quả kinh doanh được dự báo tiếp tục tăng trưởng đều đặn khi so với năm 2015, doanh thu năm 2016 dự báo tăng trưởng trên 5% trong khi lãi ròng tăng trên 6.5%. Mức tăng trưởng này được dự báo sẽ được duy trì trong các năm sau nữa. ROE và biên lợi nhuận gộp được duy trì ở ổn định ở mức khả quan, khả năng thanh toán ngắn hạn tốt, cơ cấu vốn an toàn và dòng tiền hoạt động kinh doanh mạnh.

Chiến lược phát triển thể hiện tầm nhìn lâu dài, chủ động đầu tư công nghệ mới. GEX chủ động đầu tư nghiên cứu khoa học từ năm 2011 nhằm đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của thị trường về các sản phẩm thiết bị điện. Riêng năm 2015, GEX đã đầu tư 2 dự án phát triển công nghệ với số vốn trên 100 tỷ đồng.

Sử dụng phương pháp định giá FCFF, FCFE và P/E để xác định mức giá mục tiêu của GEX là 29,600 đồng/cp. Với mức giá này P/E forward 2016 sẽ là 8.9 lần, đây là một mức khá hấp dẫn so với P/E của thị trường, khoảng 12.9 lần./.

Xem thêm tại đây

-----------------------------------------

Khuyến nghị mua bán cổ phiếu của các công ty chứng khoán được trích dẫn lại có giá trị như một nguồn thông tin để nhà đầu tư tham khảo cho các quyết định đầu tư. Các khuyến nghị này có thể có những xung đột lợi ích với nhà đầu tư.

Các tin tức khác

>   Góc nhìn tuần 14-18/03: Khó thoát khỏi xu hướng lình xình? (13/03/2016)

>   Góc nhìn 11/03: Áp lực điều chỉnh đang tăng? (10/03/2016)

>   Góc nhìn 10/03: Thận trọng trước nguy cơ giải chấp (09/03/2016)

>   Góc nhìn 09/03: Sẽ tiếp tục điều chỉnh? (08/03/2016)

>   Góc nhìn 08/03: Đà tăng thu hẹp, thị trường có còn tích cực? (07/03/2016)

>   Cổ phiếu cần đưa vào “tầm ngắm” (07/03/2016)

>   Góc nhìn 26/02: Sẽ hồi phục? (25/02/2016)

>   Góc nhìn 25/02: Cầu sẽ tiếp tục hấp thụ tốt lượng cung? (24/02/2016)

>   Thị trường chứng khoán sẽ "hồi sinh" đến hết quý 1? (24/02/2016)

>   Góc nhìn 24/02: Cơ hội chốt lời xuất hiện (23/02/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật