Thứ Hai, 14/03/2016 13:19

“Cởi trói” cơ chế xử lý tài sản bảo đảm cho VAMC

Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng (VAMC) mua nợ xấu của các tổ chức tín dụng (TCTD) nhằm hỗ trợ và phối hợp với TCTD xử lý nợ. Tuy nhiên, thực tế việc xử lý nợ vẫn gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là khi xử lý tài sản bảo đảm.

Ngày 8-9-2014, Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư 18 hướng dẫn thủ tục xử lý tài sản bảo đảm thông qua phương thức bán đấu giá theo cơ chế xử lý của VAMC. Thông tư này nhằm tăng cường vai trò thực tế của VAMC trong việc xử lý nợ xấu đã mua của TCTD, mà cụ thể là nhằm xử lý tài sản bảo đảm cho các khoản nợ xấu. Tuy vậy, khi triển khai thực tế thì thông tư đã vô tình trói buộc thêm quyền của chủ nợ.

Nghị định 163 về giao dịch bảo đảm đã trao cho TCTD (chủ nợ) quyền thu giữ tài sản và xử lý tài sản theo phương thức thỏa thuận của các bên (được quy định trong hợp đồng bảo đảm hoặc văn bản thỏa thuận riêng giữa các bên), nhất là quyền được bán tài sản bảo đảm để thu hồi nợ. Trong mẫu các hợp đồng thế chấp thường có quy định về giá khởi điểm tham chiếu ban đầu và việc TCTD được quyết định phương thức xử lý tài sản bảo đảm và được toàn quyền bán hoặc ủy quyền cho bên thứ ba thực hiện việc bán tài sản bảo đảm để thu hồi nợ. Do vậy, khi TCTD quyết định bán đấu giá tài sản bảo đảm thường chỉ cần thuê tổ chức có chức năng thẩm định giá để định giá lại tài sản nhằm xác định giá bán khởi điểm mà không cần thỏa thuận lại với bên bảo đảm. Trong khi đó, theo quy định mới tại khoản 3, điều 4, Thông tư 18, trường hợp VAMC tổ chức bán đấu giá tài sản bảo đảm đối với khoản nợ xấu thì phải đạt được thỏa thuận với bên bảo đảm về giá khởi điểm của tài sản.

Quy định này gây nhiều khó khăn cho VAMC. Bởi hầu hết các khoản nợ VAMC mua là nợ xấu, khách hàng vay và chủ tài sản trong trường hợp bảo đảm bằng tài sản của người thứ ba (sau đây gọi là chủ sở hữu tài sản) đều bất hợp tác nên thường VAMC phải thực hiện việc thu giữ tài sản bảo đảm để xử lý nợ. Do vậy, chủ sở hữu tài sản sẽ không còn hợp tác làm việc hoặc trong trường hợp chủ sở hữu tài sản có nơi cư trú, trụ sở không rõ ràng thì VAMC không thể làm việc hay gửi thông báo hợp lệ đề nghị làm việc, thỏa thuận giá khởi điểm. Chưa kể nhiều trường hợp tài sản bảo đảm có nhiều đồng sở hữu hoặc chủ sở hữu bị chết/bị tuyên bố chết dẫn đến phát sinh thừa kế thì VAMC cũng gần như bế tắc trong việc liên hệ để thỏa thuận giá khởi điểm hoặc chứng minh đã liên hệ nhưng không được để có cơ sở thuê tổ chức thẩm định giá xác định giá khởi điểm của tài sản.

... đọc tiếp tại đây

Luật sư Trần Quang Vinh - Công ty Luật TNHH TINDONA

tbktsg

Các tin tức khác

>   Từ vụ Cty Tisco bị ngân hàng từ chối bảo lãnh: Các cơ quan quản lý nói gì? (14/03/2016)

>   Giá vàng trong nước tăng nhẹ, tỷ giá trung tâm giảm (14/03/2016)

>   Hết ưu đãi gói vay mua nhà 30 nghìn tỷ: Đừng đặt người dân vào thế đã rồi (14/03/2016)

>   Của thị trường phải trả lại thị trường (13/03/2016)

>   Nới "van" gói vay ưu đãi để người mua nhà ở xã hội "dễ thở" (13/03/2016)

>   Đã cho vay gần hết gói tín dụng 30.000 tỉ đồng (13/03/2016)

>   Xử lý nợ xấu: Ngoại lệ để cứu sự đã rồi? (12/03/2016)

>   Vì sao Công ty Tisco bị từ chối bảo lãnh? (12/03/2016)

>   “Tăng lãi suất huy động không phải xu hướng chung” (11/03/2016)

>   Nhiều đại gia sập bẫy nữ nhân viên ngân hàng xinh đẹp  (10/03/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật