Thứ Hai, 14/03/2016 15:02

Từ vụ Cty Tisco bị ngân hàng từ chối bảo lãnh: Các cơ quan quản lý nói gì?

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cơ quan quản lý cao nhất về hoạt động ngân hàng có văn bản khẳng định VIB từ chối thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh là có căn cứ. Sau bản án gây tranh cãi của TAND cấp phúc thẩm tỉnh Thái Nguyên, Tòa án NDCC tại Hà Nội đã ra kháng nghị hủy bản án này…

* Vì sao Công ty Tisco bị từ chối bảo lãnh?

Do không đồng ý việc từ chối thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của VIB, Cty TISCO (TIS) đã gửi đơn khiếu nại đến Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để yêu cầu xem xét giải quyết. Ngày 25-06-2013 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có Công văn số 4460/NHNN-TD yêu cầu Cty Tisco phải tuân thủ đầy đủ, đúng quy định pháp luật và quy định tại thư bảo lãnh khi xuất trình hồ sơ để được VIB xem xét thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh theo cam kết.

Ngày 25-9-2014, TAND Thành phố Thái Nguyên đã kết luận yêu cầu khởi kiện của Cty Tisco buộc VIB phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh là không có căn cứ. Bản án số 05/2014/KDTM-ST đã quyết định: “Không chấp nhận yêu cầu của Công ty Gang thép Thái Nguyên về việc buộc Ngân hàng Quốc tế Việt Nam phải thanh toán số tiền 73.369.818.250 đồng nợ gốc và 23.609.178.071 đồng lãi phát sinh theo các thư bảo lãnh số 10.11.11.BL326 ngày 06/10/2011 và thư bảo lãnh số 10.11.11.BL342 ngày 22/10/2011”.

Cơ quan Kiểm toán Nhà nước khi thực hiện kiểm toán tại Tisco đã có công văn yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam kiểm tra và báo cáo về việc VIB từ chối thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đối với Tisco. Sau đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã tiến hành kiểm tra lại và có Công văn số 1347/NHNN-TTGSNH ngày 10-3-2015 báo cáo Kiểm toán Nhà nước với nội dung khẳng định việc VIB từ chối nghĩa vụ bảo lãnh đối với Cty TISCO là có căn cứ pháp luật.

Kháng nghi Giám đốc thẩm của Tòa án nhân dân Cấp cao tại Hà Nội

Sau đó, Cty Tisco đã làm đơn kháng cáo lên TAND tỉnh Thái Nguyên. Ngày 22-06-2015, TAND tỉnh Thái Nguyên đã đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm và quyết định: “Buộc Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam phải trả cho Cty CP Gang Thép Thái Nguyên 80.000.000.000 đồng (Tám mươi tỷ đồng chẵn)”.

Ngày 7-1-2016, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có Công văn số 90/NHNN-TTGSNH gửi Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội khẳng định việc VIB từ chối nghĩa vụ bảo lãnh đối với Cty TISCO là có căn cứ pháp luật. Xét thấy quyết định tại Bản án số 01/2015/KDTM-PT ngày 22-6-2015 của TAND tỉnh Thái Nguyên không phù hợp với các tình tiết khách quan của vụ án, có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật và đánh giá chứng cứ, TAND cấp cao tại Hà Nội đã kháng nghị bản án Bản án số 01/2015/KDTM-PT này của TAND tỉnh Thái Nguyên. Tại Quyết định kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm số 01/2015/KN-KDTM ngày 28/10/2015 của Chánh án TAND cấp cao tại Hà Nội đã nêu rõ: Nhận định và quyết định của tòa án cấp phúc thẩm là không phù hợp với tình tiết khách quan của vụ án.

Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội Quyết định: Đề nghị Ủy ban thẩm phán TAND cấp cao tại Hà Nội xét xử Giám đốc thẩm hủy toàn bộ Bản án kinh doanh, thương mại phúc thẩm số 01/2015/KDTM-PT ngày 22-6-2015 của TAND tỉnh Thái Nguyên. Đồng thời TAND cấp cao cũng có công văn gửi Chi cục THA TP Thái nguyên để yêu cầu hoãn thi hành bản án đối với VIB để chờ phán quyết cuối cùng…

Thư bảo lãnh của VIB ghi: “VIB Hà Nội sẽ thay mặt cho Bên được bảo lãnh chịu trách nhiệm thanh toán cho Bên nhận bảo lãnh một khoản tiền tối đa bằng giá trị bảo lãnh sau khi nhận được văn bản yêu cầu đầu tiên của Bên nhận bảo lãnh kèm theo hồ sơ chứng minh Bên được bảo lãnh đã không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ thanh toán cho Bên nhận bảo lãnh” và “Bất cứ yêu cầu nào liên quan đến bảo lãnh phải được xuất trình tại Bên bảo lãnh trong thời hạn bảo lãnh của Thư bảo lãnh kèm theo Thư bảo lãnh gốc này”.

Như vậy, việc nghĩa vụ phải xuất trình Thư bảo lãnh gốc tại ngân hàng đã được thể hiện rất rõ ràng trong Thư bảo lãnh. Theo quy trình nghiệp vụ của ngân hàng, khi nhận hồ sơ yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh có kèm theo Thư bảo lãnh gốc, ngân hàng và bên nhận bảo lãnh sẽ lập Biên bản ghi nhận rõ tài liệu được giao nhận, thời gian giao nhận và người giao – người nhận, việc ngân hàng có giữ lại bản gốc Thư bảo lãnh hay trả lại cho Bên nhận bảo lãnh sẽ do hai bên thỏa thuận và được ghi rõ trong biên bản này.

pháp luật & xã hội

Các tin tức khác

>   Giá vàng trong nước tăng nhẹ, tỷ giá trung tâm giảm (14/03/2016)

>   Hết ưu đãi gói vay mua nhà 30 nghìn tỷ: Đừng đặt người dân vào thế đã rồi (14/03/2016)

>   Của thị trường phải trả lại thị trường (13/03/2016)

>   Nới "van" gói vay ưu đãi để người mua nhà ở xã hội "dễ thở" (13/03/2016)

>   Đã cho vay gần hết gói tín dụng 30.000 tỉ đồng (13/03/2016)

>   Xử lý nợ xấu: Ngoại lệ để cứu sự đã rồi? (12/03/2016)

>   Vì sao Công ty Tisco bị từ chối bảo lãnh? (12/03/2016)

>   “Tăng lãi suất huy động không phải xu hướng chung” (11/03/2016)

>   Nhiều đại gia sập bẫy nữ nhân viên ngân hàng xinh đẹp  (10/03/2016)

>   ACB đã bán giải chấp gần 6 triệu cp HNG của HAG để thu hồi nợ (10/03/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật