Thứ Ba, 16/02/2016 16:27

Tiền gửi tiết kiệm tăng cao ngày đầu năm

Hiện chưa có con số thống kê cụ thể, nhưng một số ngân hàng cho biết lượng giao dịch trong ngày đầu năm nay tăng cao, trong đó chủ yếu người dân đi gửi tiền tiết kiệm.

Đầu năm người dân thường tửi tiền vào ngân hàng - Ảnh minh họa: Thành Hoa

Theo ông Nguyễn Minh Tâm, Phó tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), những ngày đầu năm sau kỳ nghỉ tết Nguyên đán, năm nào lượng tiền huy động của Sacombank cũng tăng hơn năm trước đó vì có mạng lưới rộng. Ông Tâm cho biết năm nay lượng huy động của Sacombank trong ngày 15-2 tăng khá cao.

Theo ông Tâm, vào dịp đầu năm âm lịch, các ngân hàng thường có các chương trình rút thăm may mắn, lì xì,… với giá trị 50.000-100.000 đồng, chủ yếu là lộc đầu năm chứ không có giá trị lớn về kinh tế. Việc người dân đến gửi tiền nhiều vì đầu năm thường là ngày đáo hạn sổ tiết kiệm.

Ngoài ra, vào những ngày cận tết âm lịch, những người mua bán nhỏ lẻ thu được nhiều tiền, trong khi những ngày đầu năm lại là lúc mua bán thấp điểm trong năm, nhu cầu vốn không cao, nên họ gửi ngân hàng.

Theo thông tin từ ngân hàng ACB, trong ngày 15-2, số lượng giao dịch tại ngân hàng này tăng gấp 1,5 lần so với mức trung bình của những ngày bình thường vì đầu năm âm lịch người dân có xu hướng đến ngân hàng để gửi tiền nhiều hơn.

Mặc dù giao dịch những ngày đầu năm khá nhộn nhịp, nhưng ông Nguyễn Minh Tâm của Sacombank cho rằng huy động trong cả năm nay có thể sẽ không tăng cao như thời điểm năm 2013-2014 bởi vì mặt bằng lãi suất dù có tăng nhẹ thời gian qua nhưng không cao như trước đây. Ngoài ra, quan trọng nhất là nhu cầu vốn lớn của kinh tế nói chung, và người dân cũng có nhu cầu rút tiền ra khỏi ngân hàng để đầu tư cho các kênh khác, như bất động sản,…

Trong khi đó, phó tổng giám đốc phụ trách bán lẻ của một ngân hàng thương mại cổ phần cho rằng tình hình huy động vốn của ngành ngân hàng trong năm nay có thể vẫn ở mức tăng trưởng 12-13% như năm ngoái. Giải thích về nhận định này, ông này cho rằng, chỉ một bộ phận nào đó có nhu cầu đầu tư vào các kênh khác như bất động sản, vàng, chứng khoán,... còn lại đa số người dân vẫn có thói quen tích lũy tiền qua việc gửi tiết kiệm.

Về kỳ hạn tiền gửi tiết kiệm, ông Tâm cho biết thêm, hiện có dòng dịch chuyển tiền gửi tiết kiệm của người dân từ kỳ hạn 1-3 tháng sang 6-12 tháng vì lãi suất tiền gửi kỳ hạn dài cao hơn kỳ hạn ngắn, và tiền lãi lãnh hàng tháng từ tiền gửi kỳ hạn trung – dài hạn vẫn cao hơn lãi cuối kỳ của tiền gửi kỳ hạn 1-2 tháng.

Lãi suất huy động, theo phó tổng giám đốc của một ngân hàng khác, khó giảm trong thời gian tới vì nhu cầu giải ngân các dự án cũng như cho các nhu cầu kinh tế khác trong năm nay sẽ tăng tốt hơn so với năm trước. Ngoài ra, các ngân hàng nhỏ hiện đưa ra lãi suất huy động khá cao, nên các ngân hàng thương mại có quy mô lớn hơn khó có thể giảm lãi suất huy động hơn nữa. Theo đó, có thể lãi suất trong thời gian tới sẽ giữ nguyên ở mức hiện nay hoặc tăng nhẹ.

tbktsg

Các tin tức khác

>   ACB: Lỗ thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư quý 4 gần 1,000 tỷ đồng (16/02/2016)

>   Lãi suất liên ngân hàng tăng mạnh trong tuần trước Tết Nguyên đán (16/02/2016)

>   Tỷ giá trung tâm tăng, giá USD biến động ngược chiều tại nhiều ngân hàng (16/02/2016)

>   VietinBank: Chi phí dự phòng 2015 tăng 19%, lãi ròng giảm nhẹ xuống 5,698 tỷ (16/02/2016)

>   Phòng giao dịch ngân hàng chật khách 'săn' lì xì đầu năm (15/02/2016)

>   BIDV: Lỗ lũy kế chuyển từ MHB khi sáp nhập hơn 552 tỷ đồng (16/02/2016)

>   “Vốn mồi” cho ngân hàng yếu (15/02/2016)

>   Hai cá nhân chi hơn 280 tỷ đồng gom 28 triệu cp chào bán riêng lẻ của Ngân hàng OCB (15/02/2016)

>   Ngân hàng đua hút vốn đầu năm (15/02/2016)

>   CTCP An Phú sẽ chuyển nhượng phần vốn góp tại Ngân hàng SCB? (15/02/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật