Thứ Ba, 16/02/2016 14:05

ACB: Lỗ thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư quý 4 gần 1,000 tỷ đồng

Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 4/2015 với khoản lỗ thuần từ hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư gần 1,000 tỷ đồng.

Lỗ thuần 993 tỷ từ mua bán chứng khoán đầu tư do trích lập dự phòng

Trong quý 4/2015, thu nhập lãi thuần của ACB đạt 1,655 tỷ đồng, tăng 23% so với cùng kỳ năm trước. Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ của Ngân hàng cũng tăng 10%, đạt 209 tỷ đồng. Ngoài ra, lãi thuần từ hoạt động khác của ACB trong kỳ cũng tăng đột biến lên 115 tỷ đồng trong khi quý 4/2014 lỗ hơn 3 tỷ đồng.

Đặc biệt, ACB báo lỗ thuần từ hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư hơn 993 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm trước lãi 65 tỷ đồng.

Trong kỳ, ACB đã giảm mạnh chi phí hoạt động 36% so với quý 4/2014 xuống mức 731 tỷ đồng. Đồng thời, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng của Ngân hàng cũng giảm mạnh 80% xuống còn 65 tỷ đồng.

Lợi nhuận sau thuế của ACB trong quý 4/2015 đạt 176 tỷ đồng, tăng 54% so với cùng kỳ năm trước.

Lũy kế cả năm 2015, ACB đạt thu nhập lãi thuần 5,883 tỷ đồng, tăng 24% so với năm 2014. Lỗ thuần cả năm 2015 từ hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư là 762 tỷ đồng, trong đó, ACB trích lập dự phòng rủi ro chứng khoán đầu tư hơn 1,363 tỷ đồng. Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng của Ngân hàng tăng nhẹ lên 884 tỷ đồng. Còn lãi ròng của ACB đạt 1,028 tỷ đồng, tăng 8% so với năm trước.

Dùng nguồn dự phòng 1,175 tỷ đồng xóa nợ

Tính đến cuối năm 2015, tổng tài sản của Ngân hàng đạt 201,457 tỷ đồng, tăng 12% so với thời điểm đầu năm. Tiền gửi của khách hàng tại ACB tăng 13%, đạt 174,919 tỷ đồng.

Đồng thời, khoản mục cho vay khách hàng của Ngân hàng cũng tăng 15% so với đầu năm lên 134,032 tỷ đồng. Tổng nợ xấu của ACB giảm 30% so với năm trước xuống còn 1,770 tỷ đồng. Trong đó, nợ có khả năng mất vốn cũng giảm 41% xuống mức 1,066 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay khách hàng tại ACB cũng giảm từ 2.18% xuống 1.32%.

Còn chứng khoán đầu tư của ACB tính đến cuối năm 2015 ở mức 38,611 tỷ đồng, giảm 3% so với đầu năm. Trong khi đó, chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn tăng mạnh 76% lên 28,822 tỷ đồng. Dự phòng rủi ro chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn tăng từ 281 tỷ lên 1,563 tỷ đồng.

Đối với dòng tiền hoạt động trong kỳ của ACB, Ngân hàng đã thu về 148 tỷ đồng từ các khoản nợ đã được xử lý xóa, bù đắp bằng nguồn rủi ro, tăng mạnh so với mức 52 tỷ đồng trong năm trước. Tuy nhiên, ACB cũng đã phải giảm nguồn dự phòng 1,175 tỷ đồng để bù đắp tổn thất các khoản trong khi năm 2014 khoản này ở mức 496 tỷ đồng./.

Các tin tức khác

>   Lãi suất liên ngân hàng tăng mạnh trong tuần trước Tết Nguyên đán (16/02/2016)

>   Tỷ giá trung tâm tăng, giá USD biến động ngược chiều tại nhiều ngân hàng (16/02/2016)

>   VietinBank: Chi phí dự phòng 2015 tăng 19%, lãi ròng giảm nhẹ xuống 5,698 tỷ (16/02/2016)

>   Phòng giao dịch ngân hàng chật khách 'săn' lì xì đầu năm (15/02/2016)

>   BIDV: Lỗ lũy kế chuyển từ MHB khi sáp nhập hơn 552 tỷ đồng (16/02/2016)

>   “Vốn mồi” cho ngân hàng yếu (15/02/2016)

>   Hai cá nhân chi hơn 280 tỷ đồng gom 28 triệu cp chào bán riêng lẻ của Ngân hàng OCB (15/02/2016)

>   Ngân hàng đua hút vốn đầu năm (15/02/2016)

>   CTCP An Phú sẽ chuyển nhượng phần vốn góp tại Ngân hàng SCB? (15/02/2016)

>   Vàng SJC giảm mạnh đầu tuần, tỷ giá trung tâm tăng nhẹ (15/02/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật