Thứ Hai, 01/02/2016 15:57

Mỹ chính thức xuất khẩu dầu thô trở lại sau 40 năm

Chỉ vài tuần sau khi Quốc hội Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu dầu thô kéo dài 40 năm qua, những tàu chở dầu đầu tiên đã rời các cảng của Mỹ để đến châu Âu.

Quốc hội Mỹ chính thức dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu dầu thô sau 40 năm

Iran sẽ nối lại xuất khẩu dầu mỏ sang châu Âu vào tháng sau

 

Những chuyến tàu đầu tiên vận chuyển dầu thô được giao dịch tự do của Mỹ là biểu tượng về vai trò mới của nước này như là một nhà sản xuất dầu hàng đầu. Việc Mỹ gia nhập thị trường thế giới cũng có thể giúp những người lo lắng về khả năng gián đoạn nguồn cung thở phào nhẹ nhõm. Nhìn chung, nhiều nhà sản xuất dầu lớn đều tập trung tại các khu vực biến động của thế giới dễ bị tác động bởi các cú sốc địa chính trị.

“Sự thật là các nhà sản xuất có quyền tự do tiếp cận thị trường toàn cầu sẽ tạo điều kiện dễ dàng hơn để nguồn cung của Mỹ ứng phó với tình trạng gián đoạn nguồn cung trên toàn thế giới”, nhận định của Jason Borduff, cựu cố vấn năng lượng của Tổng thống Barack Obama và hiện là Giáo sư Đại học Columbia.

Mỹ chính thức cấm xuất khẩu dầu vào năm 1975, tức 2 năm sau khi Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) ban hành lệnh cấm vận dầu với việc cấm bán dầu sang Mỹ và điều này đã khiến giá khí tăng vọt. Những bức ảnh trên các tờ báo về từng hàng xe hơi dài trước trạm xăng đã ở thành một hình ảnh phổ biến và đáng lo ngại.

40 năm đã nhanh chóng trôi qua và thế giới đã chứng kiến nhiều thay đổi rõ rệt với sự bùng nổ của hoạt động sản xuất dầu từ cuộc cách mạng đá phiến, dẫn đến tình trạng dư thừa nguồn cung và gần đây đã đẩy giá dầu rớt mốc 30 USD/thùng.

Về dài hạn, khả năng xuất khẩu dầu của Mỹ ra nước ngoài sẽ hỗ trợ cho ngành công nghiệp năng lượng. Còn trong ngắn hạn, giá dầu thấp thực sự sẽ làm chậm hoạt động sản xuất dầu tại Mỹ trong năm 2016. Và trong bối cảnh hiện tại, đừng kỳ vọng xuất khẩu dầu sẽ tăng mạnh trong “một sớm một chiều”.

Theo Giám đốc Phân tích Năng lượng Anthony Starkey, Platts Bentek, cho rằng: “Thừa cung hiện là một vấn đề toàn cầu, chứ không riêng gì tại Mỹ”.

Ngoài ra, tình trạng cạnh tranh trên toàn cầu vẫn khá khốc liệt, với việc Nga, A-rập Xê-út và các nhà sản xuất tại Bắc Phi vẫn đang vật lộn để duy trì thị phần.

Cách đây chỉ 1 năm, dầu của Mỹ là mặt hàng được bán rất chạy trên thị trường toàn cầu. Dầu WTI có giá rẻ hơn dầu Brent, chuẩn mực dầu toàn cầu, 12 USD. Điều đó có nghĩa là người mua châu Âu sẵn sàng đối mặt với chi phí rất lớn liên quan dến việc vận chuyển dầu qua Đại Tây Dương. Tuy nhiên điều đó đã thay đổi, giá dầu WTI tại Mỹ hiện chỉ thấp hơn 1-2 USD so với dầu Brent./.

Các tin tức khác

>   HSBC “đóng băng” lương và tuyển dụng toàn cầu 2016 (01/02/2016)

>   IMF thay đổi quy định cho vay với các quốc gia "ngập" nợ nần (31/01/2016)

>   Kinh tế thị trường nhìn từ các “tập đoàn xác sống” Nhật (31/01/2016)

>   Kinh tế Nga trong “bầu không khí cực kỳ lo ngại” (30/01/2016)

>   Nga: Người vay ngoại tệ tổ chức biểu tình vì đồng ruble mất giá (30/01/2016)

>   Vàng leo dốc hơn 5% trong tháng 1 (30/01/2016)

>   Dầu bốc hơi gần 28% sau 3 tháng lao dốc liên tiếp (30/01/2016)

>   Chính phủ Brazil "bơm" hơn 20 tỷ USD để vực dậy nền kinh tế (29/01/2016)

>   Nga cân nhắc chi 3,5 tỷ USD cho biện pháp chống khủng hoảng (29/01/2016)

>   Vàng vượt mốc 1,250 USD/oz lên cao nhất trong hơn 1 năm (04/03/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật