Chủ Nhật, 31/01/2016 21:31

IMF thay đổi quy định cho vay với các quốc gia "ngập" nợ nần

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vừa cho biết đã "đại tu" các quy định cho vay đối với các quốc gia “đang ngập” trong nợ nần, trong đó có cả quy định được đưa ra vào năm 2010 nhằm cho phép IMF tham gia cứu trợ Hy Lạp.

Tuần trước, IMF đã bãi bỏ quy định “ngoại lệ có hệ thống” được đưa ra năm 2010. Vào thời điểm năm 2010, IMF lo ngại cuộc khủng hoảng nợ và cơ cấu lại các khoản nợ của Hy Lạp sẽ tác động tiêu cực đối với phần còn lại của Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone).

Do đó, quy định “ngoại lệ” đã được đưa ra nhằm mở đường cho thể chế này cùng Liên minh châu Âu (EU) và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) tham gia cứu trợ Hy Lạp.

Tuy nhiên, quy định kể trên đã bị các nền kinh tế đang nổi chỉ trích, khi cho rằng IMF đang "thiên vị" các quốc gia châu Âu.

Trong một báo cáo vừa công bố, IMF thừa nhận quy định trên đã không chứng tỏ được tính hiệu quả một cách đáng tin cậy trong việc giảm thiểu những tác động, đồng thời còn gây ra rủi ro lớn cho IMF và các nước thành viên.

Thêm vào đó, quy định này còn khuyến khích cho các chủ nợ cho vay "quá tay" với điều kiện dễ dàng, vì họ tin rằng con nợ sẽ cần nhận được khoản cứu trợ khi gặp khủng hoảng.

Chính sách mới của IMF sẽ không "tự động đảm trách" việc tái cơ cấu nợ quốc gia mà có nhiều rủi ro. Nếu một quốc gia mất quyền tiếp cận các thị trường tài chính, việc đánh giá lại các khoản nợ là cần thiết và cần dành thêm thời gian và điều kiện hơn cho nước này trả các khoản vay của IMF.

Trong trường hợp việc tái cơ cấu nợ gây ra quá nhiều rủi ro đối với sự ổn định tài chính, IMF có thể cho vay với điều kiện các chủ nợ khác nới lỏng điều kiện trả nợ.

Phương cách này phản ánh tính chất cuộc thương lượng hiện nay về gói cứu trợ thứ ba của Liên minh châu Âu (EU) dành cho Hy Lạp, theo đó IMF chỉ tham gia cấp tài chính nếu các chủ nợ châu Âu giảm gánh nặng nợ cho Hy Lạp Tuy nhiên, một số thành viên trong EU đã lên tiếng phản đối cách thức này do các thỏa ước của EU không cho phép xóa nợ./.

Trà My

Vietnam+

Các tin tức khác

>   Kinh tế thị trường nhìn từ các “tập đoàn xác sống” Nhật (31/01/2016)

>   Kinh tế Nga trong “bầu không khí cực kỳ lo ngại” (30/01/2016)

>   Nga: Người vay ngoại tệ tổ chức biểu tình vì đồng ruble mất giá (30/01/2016)

>   Vàng leo dốc hơn 5% trong tháng 1 (30/01/2016)

>   Dầu bốc hơi gần 28% sau 3 tháng lao dốc liên tiếp (30/01/2016)

>   Chính phủ Brazil "bơm" hơn 20 tỷ USD để vực dậy nền kinh tế (29/01/2016)

>   Nga cân nhắc chi 3,5 tỷ USD cho biện pháp chống khủng hoảng (29/01/2016)

>   Vàng vượt mốc 1,250 USD/oz lên cao nhất trong hơn 1 năm (04/03/2016)

>   Nga sẵn sàng thảo luận cắt giảm sản lượng dầu (29/01/2016)

>   Vàng tăng vọt 4%/tuần lên cao nhất 13 tháng (05/03/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật