Thứ Sáu, 08/01/2016 09:30

Xuất hiện rủi ro lãi suất?

Năm 2016, Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia dự báo lạm phát cơ bản sẽ không cao hơn nhiều so với năm 2015. Tuy nhiên, những nhà đầu tư, đầu cơ dựa phần lớn nguồn vốn vào khoản vay tín dụng vẫn nên quan tâm đến yếu tố rủi ro lãi suất.

Thông thường, chỉ số giá tiêu dùng – lạm phát sẽ là yếu tố chi phối mạnh đến lãi suất huy động cũng như lãi suất cho vay. Tuy nhiên, “kịch bản” này đã thay đổi ở năm 2015 khi lạm phát ở mức thấp, song lãi suất huy động vẫn thực dương và cho vay vẫn đạt một khoảng chênh lệch xa. Xu hướng này dự báo sẽ tiếp tục.

Áp lực lãi suất không đến từ lạm phát

Cụ thể, tổng hợp các yếu tố chính của nền kinh tế và chưa tính đến tác động của điều chỉnh chính sách (về giá hàng hóa và dịch vụ cơ bản cũng như tỷ giá) Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia dự báo năm 2016 lạm phát cơ bản sẽ không cao hơn nhiều năm 2015, ở khoảng 3% và lạm phát sẽ thấp hơn lạm phát cơ bản, ở khoảng 2 – 3%. So với mục tiêu lạm phát dưới 5% do Quốc hội đề ra, năm 2016 có nhiều dư địa cho việc chủ động điều chỉnh giá hàng hóa và dịch vụ cơ bản cũng như tỷ giá. Đối với tỷ giá, Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia cũng ước tính hễ 1% tăng lên của tỷ giá thì sẽ làm tăng lạm phát thêm 0,06-0,1 điểm %. Mức tác động này thấp hơn ở thời kì lạm phát cao khi tâm lý lạm phát của người dân thiếu ổn định. Có nghĩa, nếu tỷ giá năm tới vẫn còn tiềm ẩn rủi ro tác động và điều chỉnh từ kế hoạch điều chỉnh lãi suất tiếp tục có lộ trình của Fed và khả năng phá giá của đồng Nhân dân tệ, thì mức tác động lên lạm phát cũng không lớn và không thể tạo lạm phát đột biến ngoài dự kiến, trừ phi các tác động điều Fed hoặc đồng Nhân dân tệ có biên độ quá lớn và nằm ngoài sự “đón đầu” sức ép dự kiến.

Dù vậy, phân tích của Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia vẫn cho rằng năm 2016 lãi suất sẽ chịu sức ép từ nhiều yếu tố: (i) Lạm phát tăng làm tăng kì vọng của người dân, qua đó gây áp lực làm tăng lãi suất huy động; (ii) Cầu tín dụng của khu vực tư nhân tiếp tục tăng trong khi nhu cầu phát hành trái phiếu Chính phủ không giảm; (iii) Xu hướng tăng lãi suất USD trên thị trường thế giới làm thu hẹp khoảng cách giữa lãi suất nội tệ và ngoại tệ. Xu hướng này hạn chế khả năng giảm lãi suất của NHNN để đảm bảo mục tiêu ổn định tỷ giá; (iv) Nhu cầu trích lập dự phòng rủi ro cũng hạn chế khả năng giảm lãi suất cho vay của các ngân hàng.

Ngoài ra, theo TS Cấn Văn Lực, Cố vấn Chủ tịch HĐQT BIDV, có một ẩn số có thể tác động đến lãi suất VN là giá “vàng đen” trên thị trường quốc tế năm 2016 đang dự báo với rất nhiều chiều hướng khác nhau. Nếu giá dầu tăng trở lại, tác động đến tỷ giá sẽ vượt ngoài dự báo và mặt khác, sẽ tác động trở lại tới lạm phát, tới lãi suất trên thị trường. Giá dầu cũng lại là một yếu tố có tính tương quan với giá trị của đồng bạc xanh trên thị trường quốc tế. Mỹ sẽ chọn tiếp tục xuất khẩu lạm phát hay tiếp tục “đè” giá dầu, tăng thu hút đầu tư trên thị trường nội địa? Những ẩn số chưa thể nói trước này khiến rủi ro của các nhà đầu tư dựa hẳn vào nguồn vốn đi vay càng lớn.

Rủi ro của nhà đầu tư vay mượn trên thị trường địa ốc

Năm 2015, một phần nguồn tín dụng đã khởi sắc tích cực nhờ sự khởi sắc của thị trường địa ốc. Ông Lê Anh Tuấn, chuyên gia từ Dragon Capital nhận xét rằng không phải nợ xấu của hệ thống ngân hàng trở nên đẹp hơn mà nợ xấu bớt xấu do địa ốc đã hồi phục. Trong bối cảnh đó, theo thống kê của Hiệp hội bất động sản TP HCM (HoREA), một phần của tín dụng địa ốc cũng đã được rót cho các nhà đầu tư thứ cấp. Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA cho biết, trong năm 2015, tại TP HCM, số lượng nhà đầu tư, kinh doanh thứ cấp chiếm tỷ lệ khoảng 15% trên thị trường BĐS, tăng 3 lần so với năm 2014, chủ yếu tập trung vào phân khúc BĐS cao cấp, nhằm vào mục đích mua đi bán lại, hưởng chênh lệch giá. “Nếu nhà đầu tư, kinh doanh thứ cấp đầu tư trên 50% giá trị hợp đồng mua nhà bằng chính nguồn vốn của mình thì có thể yên tâm, nhưng trên thực tế nhiều nhà đầu tư, kinh doanh thứ cấp đã vay đến 70% – 80% và trong số đó có người vay ngoài xã hội với lãi suất cao thì độ rủi ro rất lớn, và cũng là nhân tố tiềm ẩn làm phát sinh nguy cơ bất ổn trên thị trường bất động sản”, ông Châu nhấn mạnh. Tuy có sự tham gia của các nhà đầu cơ, nhưng rủi ro bong bóng BĐS năm 2016 có thể loại trừ. HoREA dự báo năm tới, nền kinh tế toàn cầu tiếp tục suy thoái, giá dầu giảm mạnh tác động đến VN dẫn đến nền kinh tế chưa thể phát triển nóng – điều kiện đầu tiên để bong bóng BĐS phình lên và có nguy cơ bị chọc nổ đã bị triệt tiêu. Ngoài ra, Nhà nước vẫn đang tiếp tục thực hiện chính sách thắt chặt tài khoá, thắt chặt chi tiêu công, chính sách tín dụng thận trọng, chặt chẽ và linh hoạt (tăng trưởng tín dụng năm 2014 chỉ 15,2%, năm 2015 đạt khoảng 18%, trong lúc tăng trưởng tín dụng năm 2007 – năm đỉnh của bong bóng BĐS lên đến hơn 37%) nên chắc chắn sẽ không có chuyện Nhà nước buông lỏng tín dụng năm 2016.

Dù vậy, HoREA thừa nhận trong năm 2015, cùng với số lượng nhà đầu tư kinh doanh thứ cấp tăng mạnh, yếu tố giá bán bất động sản cũng tăng khá mạnh tại một số dự án bất động sản cao cấp, cũng cần được theo dõi kỹ để có giải pháp điều tiết thích hợp. Đây cũng là một rủi ro khác mà các nhà đầu tư địa ốc cần quan tâm, bên cạnh tính rủi ro khá cao nếu đi đầu tư tài sản lớn mà dựa vào nguồn vốn vay mượn với lãi suất thỏa thuận và điều chỉnh theo biến động trên thị trường tương lai.

Mỹ Lê

diễn đàn doanh nghiệp

Các tin tức khác

>   Cục diện tỷ giá (07/01/2016)

>   HSBC: NHNN sẽ chuyển sang chính sách thắt chặt dần trong nửa cuối 2016 (06/01/2016)

>   Hơn 70 triệu thẻ ATM phải chuyển sang thẻ chip (06/01/2016)

>   Cơ chế điều hành tỷ giá mới: Khó xảy ra trường hợp điều chỉnh mạnh (06/01/2016)

>   Mở thị trường phái sinh tỷ giá, “chợ” ngoại hối thêm sinh động (06/01/2016)

>   Tỷ giá trung tâm và giá vàng chững lại (06/01/2016)

>   NHNN chấp thuận thành lập Văn phòng đại diện của BIDV tại Liên Bang Nga (06/01/2016)

>   BVS: NHNN có thể dùng dự trữ ngoại hối can thiệp "ngầm" vào cơ chế tỷ giá mới (06/01/2016)

>   Vay tiêu dùng: Để tránh vòng xoáy nợ nần (06/01/2016)

>   Khởi tố vụ án xảy ra tại Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT chi nhánh Cần Thơ (05/01/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật