Việt Nam không nên sản xuất gạo thơm cao cấp
Thay vì học theo Thái Lan sản xuất lúa gạo thơm cao cấp vì không thể cạnh tranh lại họ, Việt Nam nên quan tâm đến sản xuất gạo với sản lượng cao.
Tại “Hội thảo về tăng cường hợp tác ASEAN để đảm bảo An ninh lương thực” lần thứ 30 diễn ra ở Long An ngày 26-1, GS-TS Võ Tòng Xuân, Hiệu trưởng trường Đại học Nam Cần Thơ, cho rằng chiến lược của ngành nông nghiệp Việt Nam là phải biến việc trồng lúa thành nghề hấp dẫn thu hút nông dân, phải cho nông dân biết cây lúa hiện nay là có giá trị kinh tế cao. Hạn chế khâu trung gia để nông dân có lợi nhuận cao với nghề này.
“Trước mắt cần cấu trúc lại cơ sở hạ tầng cho ngành nông nghiệp, hướng dẫn nông dân tham gia vào HTX để giảm chi phí sản xuất, qua đó đẩy thu nhập nông nghiệp tăng lên. Các cơ quan chức năng tăng cường hợp tác với nông dân, áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất lực thực đạt tiêu chuẩn an toàn trên thế giới” - GS-TS Võ Tòng Xuân đề nghị.
TS Rolando Dy khuyến nghị Việt Nam nên quan tâm đến sản xuất gạo với sản lượng cao, chất lượng trung bình nhưng bán giá cả hợp lý. Ảnh: Đ.Thi
|
TS Rolando Dy, Giám đốc điều hành Trung tâm Kinh doanh Lương thực Thực phẩm, trường Đại học châu Á Thái Bình Dương (Philippines), cho rằng Việt Nam mỗi năm xuất khẩu từ 4,5 – 7 triệu tấn gạo, trong đó hơn 1 triệu tấn là gạo thơm. Do đó, thay vì học theo Thái Lan sản xuất lúa gạo thơm cao cấp vì không thể cạnh tranh lại họ, Việt Nam nên quan tâm đến sản xuất gạo với sản lượng cao, chất lượng trung bình nhưng bán giá cả hợp lý 700 – 800 USD/tấn sẽ đạt lợi nhuận nhiều hơn.
“Với cách làm hợp lý, năng suất hàng triệu tấn/năm người dân trồng lúa sẽ sống được mà Việt Nam cũng sẵn sàng cung ứng lúa gạo một cách tốt nhất ra thị trường thế giới” – ông Rolando Dy nói.
Đ.Thi
người lao động
|