Thứ Năm, 14/01/2016 07:48

Việt Nam có nhiều cơ hội sản xuất để xuất khẩu

“Năm 2015, Trung Quốc tiếp tục là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam, chiếm 28,8% tổng kim ngạch nhập khẩu, tiếp đến là Hàn Quốc (chiếm 16,7%).

Nhập khẩu chủ yếu từ hai thị trường này là máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng; đặc biệt là điện thoại các loại, điện tử, máy tính và linh kiện phục vụ cho sản xuất và xuất khẩu điện tử, máy tính và điện thoại...”. PGS Tô Trung Thành, ĐH Kinh tế quốc dân, cho biết như trên tại Hội thảo khoa học quốc gia “Kinh tế-xã hội Việt Nam năm 2015: Cơ hội và thách thức trước thềm hội nhập mới” do ĐH Kinh tế quốc dân phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương tổ chức ngày 13-1.

Ông Thành nhấn mạnh: “Có thể nói xu hướng nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ còn tiếp diễn. Nguyên do là bên cạnh việc các doanh nghiệp Việt Nam đang phụ thuộc phần lớn đầu vào, nguyên liệu từ Trung Quốc có giá rẻ, trình độ công nghệ phù hợp thì còn do nguyên nhân hiện nay Việt Nam đang ở vị trí cuối cùng trong chuỗi giá trị toàn cầu”.

Tuy nhiên, ông Thành cho hay Trung Quốc đang dần trở thành một thị trường tiêu thụ thay vì chỉ là cơ sở sản xuất nên các nước ASEAN, trong đó nổi lên là Việt Nam đang trở thành cơ sở sản xuất hàng xuất khẩu. Ngoài ra, chuỗi sản xuất toàn cầu đang dần dịch chuyển đầu tư sản xuất một số khâu trong chuỗi giá trị từ Trung Quốc và Thái Lan sang Việt Nam. “Chiến lược Trung Quốc + 1” và “Chiến lược Thái Lan + 1” đang được các công ty đa quốc gia theo đuổi nhằm tìm một nước ngoài Trung Quốc để tránh xu hướng tiền công nhân công đang gia tăng nhanh chóng tại các quốc gia này.

“Vai trò của các chính sách về thể chế, hạ tầng... là rất quan trọng để Việt Nam tiến lên vị trí cao hơn cùng với sự tham gia của các doanh nghiệp tư nhân trong chuỗi giá trị toàn cầu” - ông Thành khẳng định.

TS Nguyễn Mạnh Hùng - Ban Kinh tế Trung ương cho rằng khi TPP có hiệu lực, Bộ Chính trị cần có kết luận/chỉ thị chỉ đạo việc triển khai TPP, trên cơ sở đó các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp xây dựng các kế hoạch và chương trình hành động cụ thể sát thực nhằm tận dụng các cơ hội và giảm thiểu rủi ro...

Ông Hùng cũng kiến nghị cần đẩy mạnh cơ cấu lại tổng thể nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh, đảm bảo phát triển nhanh và bền vững; nâng cao năng lực cạnh tranh ở cả ba cấp độ: quốc gia, doanh nghiệp, sản phẩm…

Chân Luận

pháp luật tphcm

Các tin tức khác

>   Tập đoàn Dầu khí chính thức có Chủ tịch mới (13/01/2016)

>   Xử phạt 7 hãng taxi không chịu giảm giá cước (13/01/2016)

>   Giá dầu lao dốc và thiếu hụt tài chính, Vietsovpetro giảm 10% lương cán bộ chủ chốt (12/01/2016)

>   Năm 2015, PVN nộp ngân sách hơn 115 ngàn tỷ (12/01/2016)

>   Đặc sản nội: Mỏ vàng cho khối ngoại? (12/01/2016)

>   5 năm tới, ngành bia dự kiến cán mốc sản lượng 4.25 tỷ lít/năm (12/01/2016)

>   Doanh nghiệp cá tra không phải nộp hợp đồng xuất khẩu từ ngày 31/12/2015 (12/01/2016)

>   Công ty Mía đường Nghệ An đầu tư 500 triệu USD nuôi bò sữa tại Nga (12/01/2016)

>   EVNNPT đạt lợi nhuận 315 tỷ trong năm 2015 (12/01/2016)

>   VRG thoái vốn tại 5 Công ty thủy điện (12/01/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật