Thứ Năm, 28/01/2016 17:47

Thị trường Trung Quốc – Thời điểm quyết định đã đến!

George Soros là người từng đánh sập đồng Bảng Anh vào năm 1992 và góp phần gây ra khủng hoảng tiền tệ châu Á năm 1998. Mới đây, Bắc Kinh vừa lên tiếng cảnh báo George Soros vì ông đã tuyên bố cuộc chiến chống lại đồng Nhân dân tệ. Vậy điều này có thực sự đáng lo ngại?

* Trung Quốc cảnh báo Soros về việc bán khống Nhân dân tệ

Việc lý giải dựa trên các yếu tố nền tảng tỏ ra khá phức tạp và phần nào không hiệu quả do các thông tin đầu vào của nền kinh tế Trung Quốc được giới phân tích quốc tế đánh giá là có độ tin cậy không cao. Vì vậy, người viết đánh giá chủ yếu dựa trên biểu hiện của chỉ số chứng khoán.

”Thị trường con gấu” vẫn đang hiện diện ở Trung Quốc

Chỉ số Shanghai Composite Index của thị trường Trung Quốc tiếp tục điều chỉnh mạnh trong những tuần giao dịch gần đây.

Tính từ đầu năm 2016, Shanghai Composite Index đã mất hơn 20% giá trị và gây ra sự lo lắng không chỉ ở Trung Quốc mà còn lây lan sang các thị trường khác, trong đó có Việt Nam.

Biến động mạnh là ”truyền thống” chứ không phải là hiện tượng cá biệt

Câu hỏi đặt ra là sự sụt giảm mạnh đang xảy ra ở Trung Quốc có được coi là điều bất thường, kiểu như ”trăm năm có một” hay không? Câu trả lời là không!

Nếu quan sát chu kỳ biến động của Shanghai Composite Index bên dưới có thể dễ dàng nhận thấy hai đặc điểm:

Thứ nhất, một chu kỳ biến động của thị trường Trung Quốc thường kéo dài 24 tháng (tính từ đáy đến đáy). Nếu xác định theo cách này thì Shanghai Composite Index có thể tạo đáy vào khoảng tháng 5/2016 - tháng 07/2016.

Thứ hai, hiện tượng tăng mạnh và giảm sốc là một ”truyền thống” chứ không phải là hiện tượng cá biệt. Mặt khác, cũng cần tính đến yếu tố khác là trong giai đoạn 2014-2015, Shanghai Composite Index đã tăng hơn 150% nên việc giảm mạnh trở lại cũng không quá bất ngờ. Như vậy, hoạt động đầu cơ và độ ”máu lửa” của nhà đầu tư Trung Quốc còn gấp nhiều lần so với Việt Nam!

Thời điểm quyết định đã đến

Có hai yếu tố khiến cho giai đoạn hiện nay trở thành thời điểm quyết định xu hướng của thị trường Trung Quốc:

Thứ nhất, Shanghai Composite Index đã phá vỡ đáy cũ tháng 09/2015. Theo nguyên tắc đối xứng thì mục tiêu sụt giảm sẽ là vùng đáy cũ tháng 06/2014 (vùng 2,000-2,200 điểm).

Thứ hai, khối lượng giao dịch sụt giảm khá mạnh dù thị trường đã giảm khá sâu. Điều này cho thấy lực cầu bắt đáy không lớn.

Cả hai tín hiệu trên đều không ủng hộ cho sự phục hồi mạnh mẽ của Shanghai Composite Index.

Kết luận: Khi thị trường Trung Quốc bứt phá hơn 150% trong giai đoạn 2014 - 2015 thì thị trường Việt Nam hầu như không tăng trưởng nhiều. Vì vậy, dự kiến thị trường Việt Nam sẽ chịu ít ảnh hưởng từ việc thị trường này suy giảm mạnh hơn so với các thị trường khác như Mỹ, Nhật, Châu Âu... Tuy nhiên, tâm lý thận trọng vẫn đang chiếm ưu thế trên thị trường nên nhà đầu tư không nên bắt đáy quá mạnh trong thời gian tới nếu khối ngoại vẫn còn tiếp tục bán ròng mạnh.

Các tin tức khác

>   Ngày 28/01/2016: 10 cổ phiếu “nóng” dưới góc nhìn PTKT của Vietstock (28/01/2016)

>   Hệ thống phân tích kỹ thuật: Các tín hiệu bi quan chiếm ưu thế (27/01/2016)

>   Ngành Thực phẩm-Đồ uống: Cơ hội đang đến gần! (02/03/2016)

>   Ngày 26/01/2016: 10 cổ phiếu “nóng” dưới góc nhìn PTKT của Vietstock (26/01/2016)

>   Phân tích kỹ thuật chứng khoán Việt Nam: Tuần 25-29/01/2016 (24/01/2016)

>   Tuần 25-29/01/2016: 10 cổ phiếu “nóng” dưới góc nhìn PTKT của Vietstock (24/01/2016)

>   Cơn ác mộng 2008 có lặp lại? (21/01/2016)

>   Phân tích kỹ thuật nhóm Cổ phiếu Hóa Chất (22/01/2016)

>   Ngày 21/01/2016: 10 cổ phiếu “nóng” dưới góc nhìn PTKT của Vietstock (21/01/2016)

>   Ngày 19/01/2016: 10 cổ phiếu “nóng” dưới góc nhìn PTKT của Vietstock (19/01/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật