Thứ Sáu, 29/01/2016 13:19

“Doanh nghiệp ngày càng ọp ẹp trong khi kinh tế vẫn tăng trưởng”

Nếu nói sức khỏe của doanh nghiệp phản ánh sức khỏe của nền kinh tế thì tại Việt Nam, điều này được phản ảnh như thế nào khi mà doanh nghiệp ngày càng ọp ẹp, khó khăn trong khi kinh tế vẫn tăng trưởng được”.

Đây là nhận xét của chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan tại hội thảo công bố báo cáo kinh tế Việt Nam 2015 do Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức chiều ngày 28/01 tại Hà Nội.

Bên cạnh bản báo cáo chi tiết về tình hình vĩ mô năm 2015 được CIEM công bố, câu chuyện được các chuyên gia bàn luận nhiều nhất xoay quanh nhóm doanh nghiệp tư nhân và góc nhìn về vấn đề cải thiện môi trường kinh doanh. Nhưng không phải về thành quả đạt được mà vấn đề chung nhất tựu được là tình hình hoạt động của khối doanh nghiệp tư nhân trong nước trong năm vừa qua đã trở nên trầm trọng hơn bao giờ hết, với con số doanh nghiệp dừng hoạt động tiếp tục tăng trong năm 2015 và lên mức kỷ lục mới trong bối cảnh Việt Nam vẫn đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế ấn tượng.

Nhìn bề ngoài các chỉ số về kinh tế có vẻ tốt lên nhưng đi sâu một chút để xem xét thì động lực tăng trưởng vẫn chưa thay đổi, tiềm năng tăng trưởng gần như đã bị tận khai” - Viện trưởng CIEM Nguyễn Đình Cung chia sẻ về tình hình kinh tế Việt Nam trong năm 2015 vừa qua.

Bà Phạm Chi Lan cho biết, con số doanh nghiệp giải thể, phá sản trong năm 2015 lên tới gần 80,000 đơn vị là điều cần phải xem xét, trong khi Viện trưởng CIEM Nguyễn Đình Cung chia sẻ, tỷ trọng đóng góp vào GDP của khu vực tư nhân năm 2000 vào khoảng 8%, tuy nhiên đến năm 2015 vẫn chỉ là 11%.

Ông Trương Đình Tuyển, Nguyên Bộ trưởng Thương mại - Cố vấn cao cấp về hội nhập của Chính phủ, đã có những chia sẻ lo lắng về tương lai của nền kinh tế khi khối doanh nghiệp tư nhân trong nước ngày càng rơi vào tình cảnh khó khăn.

Ông cho biết: “Động lực của nền kinh tế trong năm nay chủ yếu là khối doanh nghiệp nước ngoài chứ không phải doanh nghiệp tư nhân trong nước. Động lực của nền kinh tế năm 2016 cũng vẫn như vậy, song vấn đề là để phát triển bền vững không thể là khu vực FDI”.

Theo ông, rất nhiều yếu tố đang chèn lấn khu vực tư nhân. Việc cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) trong thời gian qua thực hiện rất nhiều, tuy nhiên tỷ lệ cổ phần hóa rất thấp, cổ phần do Nhà nước nắm giữ chi phối vẫn chiếm tỷ lệ rất cao, từ đó không tạo được động lực lớn cho sự phát triển sau CPH của nhóm doanh nghiệp này, tiếp tục chèn lấn sự phát triển của khối tư nhân. Một yếu tố khác là trái phiếu chính phủ (TPCP) đang chèn lấn nguồn cung tín dụng, làm giảm bớt dòng vốn tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp. Dòng vốn đầu ra chảy mạnh vào TPCP khiến khả năng giảm lãi suất cho vay giảm xuống, trong khi nhóm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vay tiền từ công ty mẹ với lãi suất thấp hơn rất nhiều.

Khu vực doanh nghiệp trong nước đang ngày càng yếu đi” – ông Tuyển kết luận.

Theo Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan một phần nguyên nhân của vấn đề này cũng xuất phát từ môi trường kinh doanh chưa thực sự bình đằng.

Chúng ta nhận định môi trường kinh doanh đang được cải thiện nhưng số doanh nghiệp “chết” vẫn tăng lên. Nếu nói sức khỏe của doanh nghiệp phản ánh sức khỏe của nền kinh tế thì tại Việt Nam, điều này được phản ảnh như thế nào khi mà doanh nghiệp ngày càng ọp ẹp, khó khăn trong khi kinh tế vẫn tăng trưởng được” - ý kiến của Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan.

Từ trước nay khi nói về câu chuyện môi trường kinh doanh bình đẳng, đó là làm sao để cân bằng giữa khu vực tư nhân trong nước với các doanh nghiệp Nhà nước (vốn dĩ được ưu tiên nhất) và nhóm các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (thường là các doanh nghiệp được ưu tiên thứ hai). Tuy nhiên, thực tế lại hoàn toàn khác, đáng nhẽ Nhà nước phải đứng ra là trọng tài giúp đỡ nhóm doanh nghiệp tư nhân, nhỏ và vừa, các hộ kinh doanh để giúp chống sự chèn lấn của doanh nghiệp Nhà nước và FDI nhưng trọng tài còn vào cuộc cùng trở thành người chèn lấn thứ ba.

Với ba ông đại gia cùng chèn lấn, doanh nghiệp chết đi là phải” - Bà Lan chia sẻ.

Trong khi đó, thu trên ngân sách mới vẫn chủ yếu phụ thuộc vào sự đóng góp của doanh nghiệp đang hoạt động, chưa có sự đóng góp của doanh nghiệp mới gia nhập thị trường, bởi việc thành lập một doanh nghiệp là dễ, nhưng quá trình phát triển doanh nghiệp cần nhiều thời gian./.

Các tin tức khác

>   CIEM: Tăng trưởng kinh tế trong năm 2016 ước đạt 6,82% (28/01/2016)

>   Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng: "Hơi bất ngờ" (28/01/2016)

>   Thủ tướng dự kiến 2016 sẽ tiết kiệm được bao nhiêu tỷ? (28/01/2016)

>   Công bố danh sách Bộ Chính trị khóa 12: Nhiều gương mặt mới (28/01/2016)

>   Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tái đắc cử (27/01/2016)

>   Công bố Ban Chấp hành Trung ương khóa mới (26/01/2016)

>   GDP 190 tỷ USD, mất 20 - 40 tỷ USD vì tham nhũng (26/01/2016)

>   Mong muốn làn sóng đổi mới kinh tế lần hai (26/01/2016)

>   Chủ tịch nước, Thủ tướng... được rút khỏi danh sách đề cử (25/01/2016)

>   Báo Hong Kong: Kinh tế Việt Nam trong quỹ đạo tăng trưởng ổn định (25/01/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật