Thứ Năm, 28/01/2016 21:37

CIEM: Tăng trưởng kinh tế trong năm 2016 ước đạt 6,82%

Theo Báo cáo kinh tế vĩ mô quý 4, cả năm 2015 và triển vọng 2016 của Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) được công bố chiều 28/1, tăng trưởng kinh tế năm 2016 ước đạt 6,82%; tăng trưởng xuất khẩu dự báo ở mức 10,4%, cao hơn so với năm 2015; thâm hụt thương mại ở mức 4,1 tỷ USD, chủ yếu do giảm doanh thu từ xuất khẩu dầu thô; và mức tăng giá tiêu dùng là khoảng 4,37%.

Dây chuyền dệt may xuất khẩu. (Nguồn: TTXVN)

Qua Báo cáo cũng cho thấy, tăng trưởng kinh tế phục hồi nhanh và liên tục qua các quý, và vẫn còn dư địa để tiếp tục khởi sắc.

Tăng trưởng kinh tế đi kèm với cải thiện niềm tin của nhà đầu tư và doanh nghiệp và nhà đầu tư nước ngoài lạc quan hơn vào môi trường kinh doanh ở Việt Nam.

Theo nhận định của tiến sỹ Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng CIEM, Việt Nam bước vào năm 2016 với khá nhiều lạc quan như kinh tế vĩ mô ổn định, tăng trưởng kinh tế phục hồi nhanh, và một bộ máy điều hành mới cũng sẽ sớm được thiết lập. Tăng trưởng kinh tế tiếp tục phục hồi mạnh mẽ, đi kèm với niềm tin được củng cố của các nhà đầu tư, cộng đồng doanh nghiệp và dân cư.

Tuy nhiên, tiến sỹ Nguyễn Đình Cung cũng cho rằng, cải cách trong nước là điều kiện tiên quyết, nâng cao chất lượng môi trường kinh doanh có ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp.

Báo cáo của CIEM cũng lưu ý đến những bất định còn đến từ môi trường chính sách trong nước. Báo cáo nhắc đến ap lực đối với tỷ giá và lãi suất trong nước (khi USD và lãi suất ở Mỹ tăng), áp lực trả nợ của ngân sách nhà nước khi vẫn tiếp tục vay nợ và phát hành trái phiếu chính phủ.

Bên cạnh đó là rủi ro lạm phát do thâm hụt ngân sách Nhà nước kéo dài, do lộ trình tăng giá các mặt hàng, dịch vụ nhà nước kiểm soát giá và lộ trình tăng lương làm tăng chi phí cho doanh nghiệp…

Báo cáo khuyến nghị Việt Nam cần khẩn trương tiến hành các cải cách sâu rộng hơn về nền tảng kinh tế vĩ mô, hệ thống pháp lý nhằm tạo thuận lợi hơn nữa cho hoạt động sản xuất-kinh doanh.

Ông Nguyễn Anh Dương, Phó Trưởng ban Chính sách kinh tế vĩ mô - CIEM cũng cho rằng năm 2016 sẽ tiếp nối đà cải cách vi mô và tái cơ cấu nền kinh tế. Tuy nhiên liệu cải cách có thể thực chất hơn hay không từ nửa sau năm 2016 khi có một đội ngũ lãnh đạo mới, bắt đầu một giai đoạn mới.

Báo cáo cũng nhấn mạnh lại thông điệp về việc ưu tiên chính sách cần tiếp tục tập trung vào cải thiện nền tảng kinh tế vi mô và đổi mới hệ thống thể chế kinh tế cho một nền kinh tế thị trường hiện đại.

Việt Nam cần chủ động đẩy mạnh một cách thực chất hơn quá trình cải thiện môi trường kinh doanh, đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm chi phí, tự do hóa thị trường, tạo thuận lợi cho kinh doanh, khuyến khích và cải thiện năng lực công nghệ gắn với tăng năng suất bền vững – ngay cả trước khi các yêu cầu này trở thành cam kết chính thức theo các điều ước hội nhập kinh tế quốc tế.

Báo cáo kiến nghị chính sách cần ưu tiên như tiếp tục bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô một cách thực chất. Định hướng, ưu tiên xử lý các nút thắt về thể chế và cơ cấu kinh tế nhằm thúc đẩy quá trình tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao khả năng cạnh tranh.

Tư duy về vai trò của nhà nước và thị trường, và tương tác giữa nhà nước và thị trường trong nền kinh tế hiện đại cũng vẫn cần được làm rõ./.

Thúy Hiền

vietnam+

Các tin tức khác

>   Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng: "Hơi bất ngờ" (28/01/2016)

>   Thủ tướng dự kiến 2016 sẽ tiết kiệm được bao nhiêu tỷ? (28/01/2016)

>   Công bố danh sách Bộ Chính trị khóa 12: Nhiều gương mặt mới (28/01/2016)

>   Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tái đắc cử (27/01/2016)

>   Công bố Ban Chấp hành Trung ương khóa mới (26/01/2016)

>   GDP 190 tỷ USD, mất 20 - 40 tỷ USD vì tham nhũng (26/01/2016)

>   Mong muốn làn sóng đổi mới kinh tế lần hai (26/01/2016)

>   Chủ tịch nước, Thủ tướng... được rút khỏi danh sách đề cử (25/01/2016)

>   Báo Hong Kong: Kinh tế Việt Nam trong quỹ đạo tăng trưởng ổn định (25/01/2016)

>   Đề cử Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội vào Trung ương khóa 12 (24/01/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật