Thứ Tư, 02/12/2015 15:53

Việt Nam và câu chuyện “tốt nghiệp IDA”

“Tốt nghiệp IDA” hay nói cách khác là việc dừng nhận các khoản vay ưu đãi từ Hiệp hội phát triển Quốc tế (IDA) thuộc Ngân hàng Thế giới (Word Bank) đối với Việt Nam là một sự kiện rất quan trọng và đã được kỳ vọng từ cách đây một thời gian.

Buổi họp báo của Word Bank được tổ chức tại Hà Nội sáng ngày hôm nay (02/12).

Sáng hôm nay (02/12), Ngân hàng Thế giới (World Bank) đã tổ chức buổi họp báo công bố báo cáo Cập nhật tình hình Kinh tế Việt Nam bán thường niên. Tại buổi họp báo, ông Sandeep Mahajan - Chuyên gia kinh tế trưởng của World Bank tại Việt Nam đã có những chia sẻ liên quan đến vấn đề “tốt nghiệp IDA” hay nói cách khác là việc dừng nhận các khoản vay ưu đãi từ Hiệp hội phát triển Quốc tế (IDA) thuộc World Bank.

Ông Sandeep Mahajan nhận định: “Về việc “tốt nghiệp IDA” hay nói cách khác là việc dừng nhận các khoản vay ưu đãi từ IDA của Việt Nam, rõ ràng là một sự kiện rất quan trọng và đã được kỳ vọng từ cách đây một thời gian. Việt Nam lẽ ra đã tốt nghiệp từ kỳ trước của IDA, tuy nhiên đã được kéo dài bởi các giám đốc quản lý của IDA cho rằng, Việt Nam vẫn cần được hưởng các khoản vay ưu đãi”.

Điều khoản “tốt nghiệp IDA” vẫn chưa được chốt, Chính phủ Việt Nam hiện tại vẫn đang tiếp tục thảo luận với các giám đốc của IDA xoay quanh vấn đề này. Việc “tốt nghiệp” hay nói cách khác là dừng các khoản vay ưu đãi từ World Bank có thể sẽ được thực hiện một cách dần dần hoặc đột ngột còn tùy thuộc vào việc đám phám các điều khoản trên.

Chuyên gia kinh tế trưởng của World Bank cho biết, khi được “tốt nghiệp”, Việt Nam sẽ chuyển từ vay IDA của World Bank với mức lãi suất bằng 0% cộng với phí dịch vụ sang vay từ Ngân hàng Quốc tế về Tái thiết và Phát triển (IBRD) – một đơn vị trực thuộc World Bank.

Thực tế với tình hình kinh tế toàn cầu vẫn chưa thực sự phục hồi, mức lãi suất trên toàn thế giới vẫn ở mức thấp nên việc Việt Nam không còn nhận các khoản vay ưu đãi IDA mà chuyển sang vay IBRD xét trên phương diện chi phí lãi vay sẽ không có nhiều thay đổi, mức lãi suất vay IBRD nếu so sánh với mức lãi suất IDA có sự chênh lệch rất thấp”.

Bên cạnh đó, mức lãi suất đối với khoản vay IBRD tính theo lãi suất libor và được điều chỉnh 6 tháng/lần, mức lãi suất libor sau khi Việt Nam tốt nghiệp có thể tăng nhưng cũng có thể giảm, tuy nhiên mức này sẽ vẫn đảm bảo cho Việt Nam được vay với lãi suất thấp hơn so với vay trực tiếp từ thị trường.

Hàm ý thứ hai của việc Việt Nam “tốt nghiệp IDA” và chuyển sang các khoản vay IBRD đó là các khoản vay của Việt Nam với lãi suất ưu đãi IDA sẽ cần được hoàn trả với tốc độ nhanh hơn sau khi Việt Nam “tốt nghiệp”. Tổng dư nợ các khoản vay của Việt Nam với World Bank hiện tại khoảng 18 tỷ USD, nhưng khoản vay IDA ở mức thấp hơn nhiều.

Việc “tốt nghiệp” có lẽ cũng là một việc tốt, bởi các nước khi chuyển từ các nước có thu nhập thấp lên các nước có thu nhập trung bình đều phải trải qua quá trình này, Ấn Độ hay Trung Quốc là một ví dụ. Đây cũng là dấu hiệu cho thấy sự thành công của Việt Nam và tăng mức độ tín nhiệm của Việt Nam để tham gia thị trường vốn quốc tế. World Bank sẽ sẵn sàng trở thành đối tác và hỗ trợ Việt Nam khi tham gia thị trường này nhưng đỏi hỏi Việt Nam phải hoàn thiện khung kinh tế vĩ mô mang tính nhất quán và bền vững” - Ông Sandeep Mahajan chia sẻ.

World Bank tiếp tục nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Cũng trong sự kiện này, World Bank công bố những dự báo mới nhất về tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Trong đó, dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2015 và 2016 lần lượt là 6.5% và 6.6%, tăng so với dự báo 6.2% và 6.3% được công bố hồi đầu tháng 10/2015.

World Bank nhận định, tỷ lệ lạm phát thấp và niềm tin của người tiêu dùng tăng đã thúc đẩy tiêu dùng cá nhân, đồng thời đầu tư cũng tăng mạnh nhờ tăng FDI và tăng chi đầu tư cơ bản của Chính phủ trong giai đoạn kết thúc 5 năm hiện tại và nhờ khôi phục tăng trưởng tín dụng. Xuất khẩu của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài trong ngành công nghiệp chế tạo vẫn tăng nhanh nhưng tốc độ tăng tổng giá trị xuất khẩu đã chậm lại do tác động của sụt giảm xuất khẩu hàng hóa cơ bản và nông nghiệp.

Về cơ bản, triển vọng trung hạn kinh tế Việt Nam là tích cực. GDP dự báo sẽ tăng 6.5% trong cả năm 2015 và củng cố trong năm 2016 nhờ cầu trong nước phục hồi do tăng tiêu dùng cá nhân và đầu tư. Tuy nhiên, triển vọng này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro bất lợi do khoảng đệm chính sách còn hạn chế nên các cú sốc bên ngoài và trong nước có thể ảnh hưởng lên sự ổn định kinh tế vĩ mô./.

Các tin tức khác

>   Hà Nội đặt mục tiêu 2016 tốc độ tăng vốn đầu tư 11-12% (02/12/2015)

>   PMI tháng 11 rớt mốc 50 điểm, áp lực giảm phát vẫn còn trong sản xuất (01/12/2015)

>   Tỷ lệ thất nghiệp trong quý 2/2015 là 2.42% (30/11/2015)

>   Thủ tướng: Nhiệm vụ trọng tâm cuối năm là thu nợ đọng 70,000 tỷ đồng tiền thuế (28/11/2015)

>   Chính sách mới về kinh tế có hiệu lực từ tháng 12/2015 (28/11/2015)

>   11 tháng: TPHCM tạo thêm gần 113,000 việc làm mới (27/11/2015)

>   Chỉ số sản xuất công nghiệp 11 tháng đầu năm tăng 9.7% so với cùng kỳ  (27/11/2015)

>   Việt Nam đứng trước cơ hội tránh bẫy thu nhập thấp và dân chưa giàu đã già (03/03/2016)

>   Năm 2016 sẽ điều chỉnh tỷ giá dưới 4%? (26/11/2015)

>   CPI tháng 11 tăng 0.07% nhờ nhóm nhà ở, vật liệu xây dựng và lương thực (24/11/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật