Thứ Hai, 07/12/2015 11:35

Thủ tướng: Mục tiêu phát triển 5 năm tới là phải nhanh hơn, bền vững hơn

Tại diễn đàn Đối tác phát triển Việt Nam - VDPF 2015 với chủ đề “Hướng tới cạnh tranh, tăng trưởng toàn diện và bền vững” tổ chức sáng ngày 5/12/2015 tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết mục tiêu phát triển 5 năm tới (2016-2020) của Việt Nam là phải phát triển nhanh hơn, bền vững hơn 5 năm trước với 4 trụ cột.

Thứ nhất, tăng trưởng kinh tế phải cao hơn, bền vững hơn. Nếu như giai đoạn 2011-2015, tăng trưởng bình quân gần 6%/năm thì mục tiêu 5 năm tới (2016-2020) Việt Nam đưa ra là từ 6.5%-7%/năm trên nền tảng kinh tế vĩ mô ổn định.

Thứ hai, cùng với tăng trưởng kinh tế phải phát triển văn hoá, bảo đảm tiến bộ, công bằng xã hội, đảm bảo an sinh xã hội và phúc lợi xã hội.

Thứ ba, bảo vệ và cải thiện môi trường sống mà Việt Nam đã cam kết mạnh mẽ với cộng đồng quốc tế và đã, đang triển khai thực hiện hiệu quả nhiệm vụ này.

Thứ tư, phải bảo đảm môi trường hoà bình, ổn định, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Đồng thời, Việt Nam nhất quán thực hiện hiệu quả 3 đột phá chiến lược: (1) Tiếp tục hoàn thiện thể chế, đặc biệt là thể chế kinh tế thị trường và thể chế xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; (2) Đột phá thứ hai là phát triển giáo dục-đào tạo, nhất là đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao theo yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội và hội nhập quốc tế, gắn với ứng dụng khoa học-kỹ thuật tiên tiến, hiện đại; (3) Ban hành chính sách phù hợp trong huy động các nguồn lực, nhất là nguồn lực của xã hội, của tư nhân, nguồn lực trong nước và ngoài nước để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, tiên tiến, hiện đại.

Để thực hiện được các mục tiêu nêu trên, Việt Nam xác định và sẽ triển khai thực hiện hiệu quả 5 nhóm giải pháp lớn.

Nhóm giải pháp thứ nhất, tiếp tục tập trung, bảo đảm tăng trưởng, đảm bảo sự ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm vững chắc hơn các cân đối lớn của nền kinh tế.

Thực hiện quyết liệt, hiệu quả tái cơ cấu trên tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng, trong đó tập trung mạnh vào tái cơ cấu đầu tư công; tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước với nội dung trọng tâm là cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, nâng cao năng lực quản trị của doanh nghiệp nhà nước, đặt doanh nghiệp nhà nước hoạt động thật sự cạnh tranh, bình đẳng trong cơ chế thị trường; thực hiện tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, thị trường tài chính, thị trường vốn phát triển bền vững, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế.

Chú trọng tập trung tái cơ cấu ngành nông nghiệp, đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới; giữ bội chi ngân sách giai đoạn 2016-2020 trung bình dưới 4% năm theo Luật Ngân sách mới; bảo đảm an ninh tài chính, an toàn nợ công, bảo đảm an toàn quỹ bảo hiểm xã hội.

Nhóm giải pháp thứ 2, tiếp tục tập trung hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường. Thực hiện đầy đủ hơn, hiện đại hơn, hiệu quả hơn, phù hợp với thông lệ quốc tế về thể chế kinh tế thị trường; thực hiện tạo lập và phát triển các định chế của kinh tế thị trường để vận hành hiệu quả, đồng bộ trong đó có thị trường đất đai, thị trường vốn, thị trường lao động, thị trường khoa học công nghệ và các loại thị trường khác. Ưu tiên phát triển kinh tế tư nhân.

Nhóm giải pháp thứ ba, chủ động hội nhập quốc tế, trọng tâm là hội nhập kinh tế quốc tế. Việt Nam hiện có 14 hiệp định thương mại tự do đa phương và song phương (đã và sắp có hiệu lực) với 55 quốc gia có nền kinh tế phát triển, trong đó có 15 nước G20. Việt Nam có quan hệ thương mại với hầu hết các quốc gia trên thế giới, và đã có hơn 100 quốc gia, vùng lãnh thổ có hoạt động đầu tư vào Việt Nam.

Nhóm giải pháp thứ tư, cùng với phát triển kinh tế, tiếp tục tập trung phát triển văn hoá, bảo đảm tốt hơn tiến bộ công bằng xã hội, bảo đảm tốt hơn an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội, cải thiện tốt hơn đời sống người dân, nhất là người dân sống ở vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, không để khoảng cách phát triển quá xa trong cộng đồng các tầng lớp nhân dân.

Nhóm giải pháp thứ năm, tiếp tục nâng cao năng lực quản trị quốc gia, quản trị nền kinh tế, xây dựng Nhà nước pháp quyền, tập trung hoàn thiện thể chế luật pháp bảo đảm quyền dân chủ tự do, quyền sở hữu của người dân, quyền con người, quyền công dân mà Hiến pháp 2013 đã hiến định. Tập trung cải cách hành chính, nhất là thủ tục hành chính; cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định, Chính phủ Việt Nam sẽ bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội cho công dân và các doanh nghiệp Việt Nam cũng như các nhà đầu tư nước ngoài đến làm ăn, sinh sống tại Việt Nam. Việt Nam luôn nhất quán thực hiện chính sách đối ngoại hoà bình, hữu nghị, hợp tác, phát triển bình đẳng cùng có lợi với tất cả các quốc gia, dân tộc./.

Các tin tức khác

>   Tổng sản phẩm xã hội của Đà Nẵng tăng 9.8% (07/12/2015)

>   Thách thức nào cho Việt Nam khi hội nhập? (07/12/2015)

>   Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11 (04/12/2015)

>   HSBC: Việt Nam có thể trở lại thâm hụt kép trong năm 2016 (04/12/2015)

>   ADB giữ nguyên dự báo tăng trưởng GDP và lạm phát 2015 - 2016 của Việt Nam (03/12/2015)

>   TP.HCM: GDP 2015 ước tăng 9.8% cùng kỳ (03/12/2015)

>   Việt Nam và câu chuyện “tốt nghiệp IDA” (02/12/2015)

>   Hà Nội đặt mục tiêu 2016 tốc độ tăng vốn đầu tư 11-12% (02/12/2015)

>   PMI tháng 11 rớt mốc 50 điểm, áp lực giảm phát vẫn còn trong sản xuất (01/12/2015)

>   Tỷ lệ thất nghiệp trong quý 2/2015 là 2.42% (30/11/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật