Thứ Hai, 07/12/2015 14:31

Thách thức nào cho Việt Nam khi hội nhập?

Với việc kết thúc đàm phán, ký kết hàng loạt các Hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương, nhất là Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP), Việt Nam sẽ có rất nhiều cơ hội, đồng thời cũng đối mặt với một số thách thức.

Theo bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Diễn đàn Đối tác phát triển Việt Nam 2015 được tổ chức sáng ngày 05/12, hội nhập giúp Việt Nam có thêm cơ hội tái cơ cấu nền kinh tế, hoàn thiện môi trường kinh doanh theo hướng thông thoáng, minh bạch và dễ dự đoán hơn. Việt Nam sẽ trở thành điểm đến của dòng chảy đầu tư quốc tế, giúp tăng vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, cùng với nâng cao trình độ quản lý, đào tạo nguồn nhân lực, góp phần tạo ra nhiều việc làm mới cho người lao động…

Cùng với đó, doanh nghiệp Việt nam có thể tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị sản xuất và phân phối của khu vực, cũng như toàn cầu. Đặc biệt, hội nhập quốc tế với các Hiệp định FTA có thuế suất giảm về gần 0% đối với hầu hết hàng hóa, dịch vụ sẽ giúp doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội tăng mạnh xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ vào những thị trường lớn như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc… làm cho cơ cấu thị trường xuất nhập khẩu Việt Nam cân bằng hơn (hiện đang dựa quá nhiều vào thị trường Đông Á).

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Diễn đàn Đối tác phát triển Việt Nam 2015 được tổ chức sáng ngày 05/12 tại Hà Nội (Nguồn: VGP).

Tuy nhiên việc hội nhập cũng đem lại không ít thách thức cho các doanh nghiệp nói riêng và cho Việt Nam nói chung. Thủ tướng đã chỉ ra 6 thách thức chính của Việt Nam khi hội nhập như sau:

Một là, kinh tế vĩ mô chưa vững chắc. Việc bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế chưa thực sự bền vững. Cân đối ngân sách nhà nước còn khó khăn; cơ cấu thu, chi chưa phù hợp; bội chi ngân sách còn cao, chưa đạt mục tiêu giảm xuống còn 4.5% GDP. Tuy vẫn bảo đảm trong giới hạn an toàn theo quy định nhưng nợ công tăng mạnh; áp lực trả nợ lớn; sử dụng vốn vay ở một số dự án kém hiệu quả và còn thất thoát, lãng phí. Đóng góp của khu vực kinh tế trong nước vào tăng trưởng xuất khẩu còn thấp. Chất lượng tín dụng chưa cao, xử lý nợ xấu còn nhiều khó khăn. Thị trường vốn, chứng khoán, bất động sản phát triển chưa đồng bộ, thiếu bền vững và còn tiềm ẩn rủi ro.

Hai là, kinh tế phục hồi còn chậm, khoảng cách phát triển so với các nước trong khu vực còn lớn. Tăng trưởng GDP bình quân đạt 5.88%/năm, thấp hơn 5 năm trước và chưa đạt chỉ tiêu đề ra. Tổng cầu tăng chậm, tiêu thụ sản phẩm còn nhiều khó khăn. Sản xuất nông nghiệp hiệu quả chưa cao; công nghiệp và dịch vụ tăng thấp hơn giai đoạn trước.

Ba là, chất lượng tăng trưởng một số mặt còn thấp, cải thiện còn chậm; năng suất nhiều ngành, lĩnh vực còn thấp; công nghệ sản xuất phần lớn còn lạc hậu. Đóng góp của năng xuất các yếu tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng còn hạn chế, hệ số sử dụng vốn (ICOR) còn cao. Năng lực cạnh tranh quốc gia chưa được cải thiện nhiều, nhất là về thể chế kinh tế, kết cấu hạ tầng và đổi mới công nghệ.

Bốn là, thể chế kinh tế thị trường chưa thực sự là động lực tạo đột phá để huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực. Nhiều quy định pháp luật chưa tuân thủ đầy đủ quy luật của kinh tế thị trường, nhất là trong quản lý giá hàng hóa, dịch vụ công thiết yếu và chưa đảm bảo cạnh tranh bình đẳng… Các loại thị trường vận hành còn nhiều vướng mắc và hiệu quả chưa cao.

Năm là, phát triển nguồn nhân lực và ứng dụng khoa học, công nghệ còn chậm. Khoa học, công nghệ chưa thực sự trở thành động lực để nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Chưa có giải pháp đủ mạnh để khuyến khích doanh nghiệp và thu hút đầu tư tư nhân cho nghiên cứu, đổi mới và ứng dụng khoa học, công nghệ.

Sáu là, hệ thống kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng kịp yêu cầu phát triển. Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn nhiều mặt hạn chế, chưa đồng bộ, hiệu quả kết nối và chất lượng chưa cao, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, chênh lệch giữa các vùng còn lớn. Quy hoạch kết cấu hạ tầng, nhất là các đô thị lớn chưa đáp ứng yêu cầu. Phát triển đường cao tốc và đầu tư nâng cấp một số tuyến quốc lộ quan trọng còn chậm, gây lãng phí; mạng lưới đường sắt lạc hậu; một số cảng biển, sân bây đã quá tải. Hiệu quả ngành điện còn thấp; chất lượng cung cấp chưa ổn định./.

Các tin tức khác

>   Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11 (04/12/2015)

>   HSBC: Việt Nam có thể trở lại thâm hụt kép trong năm 2016 (04/12/2015)

>   ADB giữ nguyên dự báo tăng trưởng GDP và lạm phát 2015 - 2016 của Việt Nam (03/12/2015)

>   TP.HCM: GDP 2015 ước tăng 9.8% cùng kỳ (03/12/2015)

>   Việt Nam và câu chuyện “tốt nghiệp IDA” (02/12/2015)

>   Hà Nội đặt mục tiêu 2016 tốc độ tăng vốn đầu tư 11-12% (02/12/2015)

>   PMI tháng 11 rớt mốc 50 điểm, áp lực giảm phát vẫn còn trong sản xuất (01/12/2015)

>   Tỷ lệ thất nghiệp trong quý 2/2015 là 2.42% (30/11/2015)

>   Thủ tướng: Nhiệm vụ trọng tâm cuối năm là thu nợ đọng 70,000 tỷ đồng tiền thuế (28/11/2015)

>   Chính sách mới về kinh tế có hiệu lực từ tháng 12/2015 (28/11/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật