Thứ Ba, 22/12/2015 11:01

Thông tư 155: Từ 2016, tất cả DNNY chỉ có 20 ngày để hoàn thiện BCTC quý

Theo Thông tư số 155/2015/TT-BTC hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán, tất cả các doanh nghiệp niêm yết, doanh nghiệp đại chúng lớn (vốn điều lệ trên 120 tỷ đồng) không phân biệt có mô hình mẹ - con hay đơn lẻ đều phải công bố BCTC quý trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày kết thúc quý.

* Một số điểm mới tại Thông tư số 155/2015/TT-BTC về hướng dẫn công bố thông tin trên TTCK

Những điểm mới trong công bố thông tin định kỳ

Cụ thể, theo Thông tư 52/2012/TT-BTC, doanh nghiệp phải công bố BCTC quý trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày kết thúc quý; đối với trường hợp doanh nghiệp mô hình mẹ - con, đơn vị kế toán cấp trên – cấp dưới thì trong thời hạn 45 ngày. Tuy nhiên tại Thông tư số 155/2015/TT-BTC hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán thay thế Thông tư 52, thời hạn 20 ngày được áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp và được xem xét gia hạn tối đa không quá 30 ngày kể từ kết thúc quý.

Tại buổi “Tập huấn hướng dẫn Thông tư 155 và Thông tư số 202”, một số doanh nghiệp mong muốn giữ nguyên là 45 ngày như trước, ông Nguyễn Sơn, Vụ trưởng Vụ phát triển thị trường – UBCK cho biết Ủy ban sẽ tạo điều  kiện cho doanh nghiệp ở mặt xin gia hạn, tức là đáng lẽ mỗi lần công bố BCTC quý doanh nghiệp sẽ phải xin phép lại nhưng Ủy ban cho phép chỉ cần xin 1 lần trong năm.

Buổi “Tập huấn hướng dẫn Thông tư 155 và Thông tư số 202” diễn ra tại HOSE chiều 21/12/2015

Theo thông tư mới, doanh nghiệp cũng chỉ có 5 ngày làm việc kể thừ ngày tổ chức kiểm toán ký báo cáo nhưng không quá 45 ngày kể từ ngày kết thúc 6 tháng đầu năm đối với tất cả doanh nghiệp không phân biệt mô hình mẹ - con hay cấp trên – cấp dưới để công bố BCTC bán niên soát xét. Và cũng được xem xét tối đa 60 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ báo cáo.

Đối với BCTC năm kiểm toán, doanh nghiệp phải công bố chậm nhất trong vòng 10 ngày kể từ ngày tổ chức kiểm toán ký báo cáo nhưng không quá 90 ngày từ ngày kết thúc năm tài chính. Thông tư 155 thêm điều kiện doanh nghiệp sẽ được xem xét gia hạn tối đa không quá 100 ngày. Báo cáo thường niên phải công bố chậm nhất trong vòng 20 ngày sau khi công bố BCTC năm kiểm toán và thêm điều kiện không vượt quá 120 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính.

Họp ĐHĐCĐ theo Thông tư 155 doanh nghiệp phải công bố tài liệu họp chậm nhất 10 ngày trước ngày khai mạc (thông tư cũ là 15 ngày).

Đặc biệt, chỉ doanh nghiệp niêm yết mới phải công bố báo cáo tình hình quản trị công ty (thời hạn cũng là 30 ngày). Thông tư mới buộc công ty đại chúng phải công bố về giới hạn tỷ lệ sở hữu nước ngoài và các thay đổi liên quan.

Thời hạn công bố thông tin bất thường của doanh nghiệp được thống nhất là 24 giờ thay vì 72 giờ như trước đây.

Bối rối với quy định CBTT của CTCK, CTQLQ

Theo thông tư mới, việc CBTT của Công ty Chứng khoán (CTCK), Công ty Quản lý quỹ (CTQLQ) có nhiều điểm mới bổ sung.

Cụ thể, CTCK, CTQLQ phải CBTT bất thường khi nhận được quyết định của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước về xử phạt vi phạm hành chính, nhận quyết định phải vào hay ra khỏi diện kiểm soát, kiểm soát đặc biệt, đình chỉ hoạt động, tạm ngừng hoạt động … Các giao dịch chuyển nhượng cổ phần chiếm từ 10% vốn điều lệ trở lên hoặc giao dịch dẫn tới tỷ lệ sở hữu vượt quá hay xuống dưới mức sở hữu 10%, 25%, 50% hay 75% của CTQLQ không phải là đơn vị đại chúng; các giao dịch chuyển nhượng để trở thành cổ đông góp vốn từ 10% trở lên của CTCK.

Trước khi bán giải chấp chứng khoán ký quỹ hoặc bán chứng khoán cầm cố, CTCK phải công bố thông tin trên trang điện tử của công ty (trường hợp bán chứng khoán của khách hàng là người nội bộ và người có liên quan người nội bộ). Với quy định này, một thành viên thị trường chia sẻ tại buổi “Tập huấn hướng dẫn Thông tư 155 và Thông tư số 202”, mỗi CTCK có đến danh sách hơn 200 mã chứng khoán được ký quỹ, nếu phải công bố sẽ vô cùng khó khăn và bối rối không biết nên làm thế nào để công bố được.

Đại diện UBCK, ông Nguyễn Sơn, Vụ trưởng Vụ phát triển thị trường cho biết có quy định này là do gần đây việc bán giải chấp của ông Hà Văn Thắm – Nguyên Chủ tịch Tập đoàn Đại dương (OGC) hay ông Lê Văn Hướng – Nguyên Chủ tịch Thiết bị Y tế Việt Nhật (JVC) nhưng không được công bố gây ảnh hưởng đến nhà đầu tư. UBCK ghi nhận ý kiến và sẽ nghiên cứu để đưa ra hướng dẫn cụ thể nhất cho CTCK thực hiện.

CTQLQ phải thực hiện CBTT như cổ đông lớn khi tỷ lệ sở hữu của nhóm đạt từ 5% vốn trở lên của tổ chức phát hành hoặc sở hữu 5% trở lên chứng chỉ quỹ của quỹ đóng. Ngoài ra, CTQLQ phải CBTT liên quan đến giao dịch chứng khoán hay cho khách hàng khi đứng tên sở hữu tài sản ủy thác khi khách hàng của mình thuộc đối tượng CBTT.

Thông tư 155 sẽ có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2016, tức là các báo cáo của doanh nghiệp từ năm 2016 trở đi mới phải áp dụng thông tư mới còn tất cả các báo cáo của năm tài chính 2015 còn lại như BCTC quý 4, BCTC kiểm toán năm 2015, BCTN vẫn được áp dụng theo Thông tư 52./.

Các tin tức khác

>   VDS: “Cửa tăng lãi suất vào năm 2016 đang lớn dần” (22/12/2015)

>   HOSE: Sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Quy tắc xây dựng và quản lý Bộ chỉ số HOSE-Index (16/12/2015)

>   Chính thức áp dụng phương pháp tính mới cho UPCoM Index từ ngày 04/1/2016 (09/12/2015)

>   TS Nguyễn Sơn: 5 định hướng chính sách phát triển TTCK Việt Nam (07/12/2015)

>   UBCKNN giới thiệu về Thông tư 180 (05/12/2015)

>   Thừa khả năng trở thành thành viên HĐQT nhưng không thể vào HĐQT, vì sao? (03/12/2015)

>   Nghị định 118 sẽ tạo thuận lợi cho thủ tục đầu tư góp vốn, mua cổ phần (24/11/2015)

>   HOSE đã ký kết hợp đồng với MSCI cung cấp chuẩn phân ngành GICS (24/11/2015)

>   UBCK lấy ý kiến Dự thảo TT Hướng dẫn về chứng quyền có bảo đảm (21/11/2015)

>   Luật kế toán sửa đổi có hiệu lực từ 01/01/2017 (21/11/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật