Nhịp đập Thị trường 21/12: Thanh khoản giảm mạnh, VN-Index xuống 567 điểm
Áp lực bán vẫn xuất hiện trên nhóm cổ phiếu bluechips khiến chỉ số VN-Index không giữ được đà tăng điểm đầu phiên. Ngược lại, nhóm trụ trên HNX đóng góp khá tích cực cho đà tăng của chỉ số HNX-Index. Khối ngoại tiếp tục chuỗi ngày bán ròng với hơn 160 tỷ đồng phiên hôm nay.
Chỉ số VN-Index đóng cửa phiên ngày 21/12 giảm 1.28 điểm xuống 566.9 điểm, HNX-Index tăng lên 78.72 điểm. Giá trị giao dịch 2 sàn đều giảm so với phiên cuối tuần trước. Cụ thể, trên HOSE, thanh khoản chỉ bằng một nửa so với phiên trước đó, còn trên HNX thanh khoản giảm 27%. Khối ngoại tiếp tục bán ròng hơn 160 tỷ đồng trên 2 sàn.
Trên HOSE, nhiều cổ phiếu bluechips bị bán mạnh như VNM, BID, GAS, MSN, HPG, SSI, FPT,... khiến thị trường chìm trong sắc đỏ kể từ cuối phiên sáng. Điểm nhấn tích cực chỉ đến từ các cổ phiếu tầm trung, nhiều cổ phiếu đang thu hút dòng tiền hơn những cổ phiếu trụ. Đáng chú ý, SBT tăng trần lên 21,600 đồng/cp (được biết, ĐHĐCĐ SBT vừa thông qua việc phát hành 9.3 triệu cp ESOP vào đầu tháng 1/2016), PPC và TTF tăng mạnh trên 6%. Ngoài ra, FLC cũng góp phần tích cực cho thị trường khi đóng góp thanh khoản gần 12.8 triệu cp (cao nhất kể từ đầu tháng 12).
Mặt khác, trên HNX tăng điểm ghi dấu ấn của những mã cổ phiếu trụ, dễ nhận thấy SHB giao dịch sôi động trong cả phiên, tăng 5% lên 6,300 đồng/cp. Các cổ phiếu như ACB, PVS, NVB, OCH, VNR ... cũng đóng góp đáng kể vào chỉ số (chỉ số HNX-Index tăng 4/5 phiên gần nhất).
Bên cạnh đó, nhiều cổ phiếu penny giao dịch đột biến phiên hôm nay, đáng chú ý có PVX khớp hơn 4 triệu cp (gấp 4 lần KLGD trung bình 10 phiên), PVT cũng giao dịch hơn 2 triệu cp lên sát trần 9,500 đồng/cp, nhóm đầu cơ khá tích cực thu hút dòng tiền khi nhóm dẫn dắt suy yếu, giao dịch đột biến đến từ MCG, TJC, GEX, KLS, DHC...
Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 670 tỷ đồng. Trong đó, MSN chiếm 1/3 giá trị với 225 tỷ đồng, theo sau là SBT khớp trần với 90 tỷ đồng sang tay, sau đó là KSA (58 tỷ), HSG (35 tỷ), LAS (32 tỷ), GIL (23 tỷ)...
Thống kê cho thấy, danh sách cổ phiếu đã chạm đáy 12 tháng qua khá dài. Trong đó, từ những ông lớn thị trường như GAS (36,800 đồng/cp) đến dòng penny và đầu cơ như ITQ (5,900 đồng/cp), HLA (700 đồng/cp), KSK (1,800 đồng/cp), KSH (4,600 đồng/cp), QCG (4,900 đồng/cp), HAR (5,500 đồng/cp), DLG (6,400 đồng/cp), KLS (6,400 đồng/cp), FIT (9,300 đồng/cp)...
13h30: Áp lực bán gia tăng lên VN30
Dấu hiệu bán gia tăng mạnh trên nhóm VN30 và nhóm cổ phiếu Mid Cap cũng có dấu hiệu đảo chiều khiến VN-Index mở rộng biên độ giảm.
Nhóm Large Cap chưa cải thiện nhiều, ngoại trừ BVH, VIC và VCB trong sắc xanh thì nhưng cổ phiếu lớn khác đều giảm. Nhóm Mid Cap có phần tích cực hợp nhờ lượng giao dịch và khối lượng tăng tốt của PVD, PVS hay HAG nhưng cũng đang có xu hướng đảo chiều giảm.
Giao dịch của đầu cơ đang thu hút dòng tiền. Tăng điểm mạnh nhất phải kể đến các cổ phiếu như KSS, TNT, LCM, DHM, ORS ... hay đặc biệt SBT tăng mạnh gần sát trần. Mặt khác, những cổ phiếu đang giảm mạnh đáng chú ý có MCG, DIC, HAX, TIE, DPS ...
Về giao dịch của khối ngoại, một số cổ phiếu vốn hóa lớn như SSI, SBT, HPG vẫn được mua vào nhiều, trong đó SSI mua vào hơn 11 tỷ đồng. Ngoài ra, khối ngoại đang mua ròng trở lại PVS và SHB sau một tuần bán ròng mạnh trước đó.
Tính đến 13h40, trên sàn HOSE, VN-Index giảm 2.74 điểm, giao dịch quanh 565 điểm; HNX-Index chỉ còn tăng 0.4% lên 78.6 điểm. Thanh khoản đạt hơn 1,800 tỷ đồng.
Phiên sáng: Gặp khó trước ngưỡng 570
Thị trường phản ứng tích cực 15 phút đầu giờ nhưng dần về cuối phiên áp lực bán gia tăng khiến chỉ số VN-Index giảm, ngưỡng 570 chưa thể vượt qua.
Chỉ số VN-Index tạm đóng cửa phiên buổi sáng giảm 0.75 điểm xuống 567.43 điểm, chỉ số HNX-Index tăng 0.57% lên 78.74 điểm. Thanh khoản gần 85 triệu đơn vị, giá trị giao dịch đạt gần 1,400 tỷ đồng, trong đó giá trị “sang tay” đóng góp hơn 400 tỷ đồng.
Thị trường chưa thể giữ đà tăng đầu giờ sáng một phần cũng do ảnh hưởng từ nhóm VNM, MSN, BID, GAS ... vẫn chưa có dấu hiệu hồi phục. Càng về sau áp lực bán ra trên nhiều cổ phiếu trụ khiên thị trường không thể trụ lại mức điểm xanh. Hơn nữa, số cổ phiếu vốn hóa lớn hồi phục tương đối tốt khá hiếm hoi, có thể kế đến vài cái tên như VIC (+3.25%) – đi ngược với các cổ phiếu Ngân hàng khác, PPC (+5.45), KDC (+4.49%), SBT (+5.94%), TTF (+5.2%) ...
Thanh khoản giảm mạnh so với phiên thứ 6. Tuy nhiên, cổ phiếu đầu cơ vẫn thu hút dòng tiền và dẫn đầu về thanh khoản. FLC cho thấy cầu giường như không có giới hạn với hơn 7 triệu cp trong phiên sáng (có lẽ lại 1 phiên đột biến nữa của FLC), giá đang tăng 2.53% lên 8,100 đồng/cp.
Giao dịch thỏa thuận đáng chú ý có SBT sang tay 3 triệu cp với giá trị 64.8 tỷ đồng. Đứng sau là KSA khớp 5.2 triệu cp, giá trị lên đến 28 tỷ đồng. Được biết CTCP Chứng khoán VSM vừa thông báo việc đăng ký mua 6 triệu cổ phiếu KSA từ 18/12/2015 đến ngày 16/01/2016.
10h30: Giao dịch thiếu sôi động
Chỉ số VN-Index giao dịch khá lình xình, nhiều cổ phiếu trụ giảm mạnh tuần trước đã cho thấy đà phục hồi, tuy nhiên mức độ và lực mua vẫn còn yếu.
Lực cầu gia tăng trên nhóm cổ phiếu trụ VCB, VIC, BVH, DPM, KDC, PPC, PVD ... giúp chỉ số VN-Index lấy lại sắc xanh. Tuy nhiên, nếu nhìn vào chuỗi giá gần đây, có thể thấy những VCB, VIC, BVH, PVD, PPC, DPM đang hồi lại sau tuần giảm khá mạnh trước đó, mức hồi từ 2 - 5% cũng không quá mạnh.
Số nhóm ngành tăng có phần nhỉnh hơn đầu giờ thì nay đã được cần bằng lại với nhóm ngành giảm.
FLC tăng 2.53% lên 8,100 đồng/cp, khối lượng giao dịch đạt hơn 4 triệu cp - đang dẫn đầu thanh khoản trên HOSE. Kế sau là những cái tên quyen thuộc gần đây như HHS, DLG, BID, ITA, IJC, SBT, BHS, HAG ... Trên HNX, PVX, SCR và SHB giao dịch trên 1 triệu đơn vị, trong đó PVX tăng trần, SHB tăng 5% và được khối ngoại mua vào gần 470 ngàn đơn vị.
Khối ngoại trên HOSE mua vào nhiều nhất SBT, VCB, SSI, BID, DPM. Trong khi đó trên HNX, họ đang mua ròng nhiều nhất SHB, PVS và bán ròng nhiều nhất VND, VCG.
Cho đến 10h30, trên sàn HOSE, chỉ số VN-Index đang tăng 0.02%, giao dịch quanh 568.3 điểm, còn chỉ số HNX-Index tăng tốt hơn 0.87% lên 78.97 điểm. Thanh khoản tương đối thấp so, khối lượng giao dịch hơn 56 triệu đơn vị và giá trị đạt hơn 776 tỷ đồng.
Giao dịch thỏa thuận đáng chú ý có SBT sang tay 3 triệu cp với giá trị 64.8 tỷ đồng. Đứng sau là KSA khớp 5.2 triệu cp, giá trị lên đến 28 tỷ đồng. Được biết CTCP Chứng khoán VSM vừa thông báo việc đăng ký mua 6 triệu cổ phiếu KSA từ 18/12/2015 đến ngày 16/01/2016.
Mở cửa: Lực cầu yếu dần
Thị trường mở cửa với lực cầu mạnh ở nhóm cổ phiếu lớn như VIC, TTF, VCB và BVH khiến VN-Index được kéo lên hơn 5 điểm. Tuy nhiên lực cầu này suy yếu dần và chỉ số sàn HOSE theo đó cũng thu hẹp đà tăng.
Tính đến 9h30, trên sàn HOSE, chỉ số VN-Index đang tăng 0.33% lên 569.98 điểm, còn chỉ số HNX-Index tăng 0.95% lên 79.03 điểm. Tổng khối lượng giao dịch chỉ hơn 14 triệu đơn vị, giá trị đạt hơn 210 tỷ đồng.
Nhóm Dầu khí có phần tích cực hơn tuần giảm trước đó bởi giao dịch sôi động của PVD, PVS, PXS và PXT. Tuy nhiên, ông lớn là GAS vẫn giảm 200 đồng xuống 37,400 đồng/cp.
Nhóp Bất động sản chỉ sau nhóm Bảo hiểm với mức tăng là 1.92% nhờ vào sự tăng điểm tích cực của VIC và BVH với mức tăng đều là 3.52%. Ngược lại, dễ nhận thấy nhóm Ngân hàng ngoại trừ VCB thì vẫn chìm trong sắc đó như BID (-1.41%), EIB (-1.06%), STB (-1.69%) ...
Đáng chú ý, SBT tiếp tục thu hút dòng tiền hậu review danh mục ETF, giao dịch đạt mức giá kỷ lục với 21,000 đồng/cp (+5.45%), khối ngoại đã mua gần 90 ngàn cp này.
Dấu hiệu tích cực từ SHB đã trở lại, giao dịch khá sôi động sau 15 phút đầu giờ đã khớp hơn 500 ngàn đơn vị, mặc dù tuần trước giảm khá mạnh (-5%) với trung bình 2.3 triệu cp/phiên nhưng đang cho thấy dòng tiền quay trở lại, tăng 300 đồng lên 6,300 đồng/cp.
Mặc khác, tiếp nối đà giảm gần 18% trong tuần trước, DPS tiếp tục bị dư bán sàn. MSN, BLF, IMP, QBS... cũng đang giảm mạnh.
|