Thứ Hai, 14/12/2015 09:45

Nhịp đập Thị trường 14/12: Động lực tăng điểm chưa lộ diện

Những phản ứng của thị trường sẽ phụ thuộc vào 2 sự kiện chính diễn ra trong tuần đó là quyết định của Fed về việc nâng lãi suất và kỳ cơ cấu danh mục ETF vào cuối tuần. Tuy nhiên, tình hình có thể không quá xấu vì dư địa của sự kiện này không còn nhiều sau giai đoạn giảm điểm gần đây nhưng chưa có dấu hiệu cho thấy xu hướng tích cực quay lại.

Chỉ số VN-Index đã giảm 1.43% trong tuần trước và giảm đến 7.83% trong một tháng qua. Sang tuần mới, chỉ số giảm thêm 0.21% lui về 562.22 điểm, khối lượng và giá trị giao dịch cao nhất trong 5 phiên gần đây với hơn 116 triệu đơn vị và 2,000 tỷ đồng được mua bán. Tuy nhiên, khối lượng đặt mua/đặt bán hôm nay lại thấp hơn những phiên trước.

Trong phiên sáng, tâm lý thị trường đã có lúc hứng khởi bởi nhiều cổ phiếu sau chuỗi ngày giảm mạnh đang phục hồi mạnh như nhóm Ngân hàng cho thấy lực cầu vào khá tốt như VCB, EIB đang khớp sát giá trần, MBB và các cổ phiếu vốn hóa lớn như VNM (+1,000 đồng lên 124,000 đồng/cp), DPM (+300 đồng lên 31,900 đồng/cp), SSI (+500 đồng lên 22,900 đồng/cp), KDC (+900 đồng lên 29,200 đồng/cp), TTF (+1,300 đồng lên 26,300 đồng/cp) ...

Mặt khác, dòng tiền cũng thu hút nhiều mã cổ phiếu đầu cơ với thanh khoản đột biến, đáng kể như FLC (+3.9%) khối lượng đột biến gần 12 triệu cp, OGC (+5.6%) khớp 5.2 triệu cp, HHS (+1.95%) khớp 5.8 triệu cp, hay những cổ phiếu đầu cơ tăng mạnh như PTK, PTC, DTL, DAT, DST, CMI ...

Tuy nhiên, diễn biến thị trường xấu đi cuối phiên sáng, chỉ số VN-Index trong trạng thái điều chỉnh và giằng co trong vùng 561 – 562 điểm. Nguyên nhân là do áp lực bán ra trên nhiều cổ phiếu trụ như GAS, MSN, BVH, CTG, STB, BID, VIC, PVD, NT2 ... Hay như KTB, PXS, DLG, HAH, IJC, AGR ... giảm sàn với khoảng giảm điểm từ đến 5 -11%.

Khối ngoại chỉ bán ròng nhẹ hơn 40 triệu và khối lượng mua bán không chênh lệch nhiều trên HOSE. Ngược lại, khối ngoại đã mua ròng hơn 8.5 tỷ đồng trên HNX.

Ngoại trừ việc chỉ số mất điểm trong phiên, thì thanh khoản thị trường phiên hôm nay lại cao nhất trong 5 phiên gần đây trên cả 2 sàn. Trên HOSE đạt hơn 116 triệu đơn vị tương đương trên 2,000 tỷ đồng. Trong khi đó, trên sàn HNX tăng nhẹ gần 39 triệu đơn vị, giá trị giao dịch đạt 453 tỷ đồng.

Tuy nhiên, giao dịch thỏa thuận phiên hôm nay chiếm tỷ trọng khá cao, giá trị thỏa thuận trên sàn HOSE lên đến 666.5 tỷ đồng. Trong đó, đáng kể là MSN khớp gần 276 tỷ đồng, GMD khớp gần 52 tỷ đồng, EIB khớp 46.7 tỷ đồng, SSI khớp 40.6 tỷ đông, HSG khớp 35 tỷ đồng ... Trên HNX cũng khớp 157 tỷ đồng, trong đó DXP khớp 110 tỷ đồng, SHB khớp gần 34 tỷ đồng ...

Dòng tiền trong ngắn hạn đang phụ thuộc vào 2 yếu tố chính diễn ra trong tuần đó là quyết định của Fed về việc nâng lãi suất vào rạng sáng ngày 17/12 (theo giờ Việt Nam) và kỳ cơ cấu danh mục ETF vào cuối tuần. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cũng cho rằng, tâm lý chung của thị trường sẽ không quá xấu khi Fed chính thức tăng lãi suất và dư địa của sự kiện này không còn nhiều sau giai đoạn giảm điểm gần đây./.

14h: Thế cân bằng đã mất, VN-Index giảm thêm

Chỉ số VN-Index giảm 0.35% xuống khoảng 561.5 điểm, giá trị giao dịch đã đạt hơn 1,300 tỷ đồng. Trong khi đó, chỉ số HNX-Index vẫn giảm 0.79% xuống 78.6 điểm.

Hiện nhóm cổ phiếu Large Cap vẫn là nguyên nhân chính kéo thị trường sụt giảm mạnh dù đã nhận được lực cầu mạnh từ đầu phiên sáng. BVH và GAS đang là hai đại diện giảm điểm khá mạnh.

Nhóm cổ phiếu vừa có DLG và HQC sắp giảm sàn, HSG cũng quay đầu giảm điểm trong khi IJC chính thức giảm sàn.

Các cổ phiếu tăng mạnh nhất trên HOSE hiện tại là VLF, BBC, PTC, SVI, DAT, VCF, DTL, SSC, ST8, ... Đáng chú ý, VCF tăng mạnh phiên nay sau khi có thông tin thoái vốn của TCT Cà phê Việt Nam.

Phiên sáng: VN-Index đảo chiều giảm điểm

Đóng cửa phiên giao dịch buổi sáng ngày 14/12, chỉ số VN-Index mất đà tăng khi lui về 562.54 điểm (giảm 0.16%). Giá trị giao dịch đạt 961 tỷ đồng. Trong khi đó, chỉ số HNX-Index tiếp tục đà giảm mất thêm 0.73% xuống còn 78.63 điểm.

Nếu như số nhóm ngành tăng điểm chiếm áp đảo đầu phiên, thì càng dần về cuối phiên sáng, số ngành giảm đã tăng lên 9/20 nhóm. Cụ thể, Nhóm Dầu khí, Bảo hiểm dẫn đầu đà giảm trong khi nhóm Ngân hàng, Chứng khoán lại tăng nhẹ.

Đóng góp vào mức tăng 0.28% điểm cho chỉ số VN-Index  phải kể đến các cổ phiếu EIB, HPG, BID, VCB, VCF, HNG, SSI, KDC, MBB, HT1. Trong khi đó, GAS, MSN, STB, VIC, CTG, PVD, IJC, NT2, CII, MWG ... tác động lên chỉ số khá mạnh khiến cho đà tăng bị chững lại.

Các cổ phiếu FLC, HHS, HAG, HQC, ITA, BHS, SHI, EIB, HPG... đang dẫn đầu thanh khoản trên sàn HOSE. Trong đó, FLC khớp gần 6 triệu cp, giá tăng 1.5% lên 7,900 đồng/cp. Đặc biệt, HHS và HAG chỉ trong phiên sáng đã khớp khối lượng tương ứng trung bình 5 phiên gần nhất, HHS khớp gần 3.5 triệu cp, tăng 2% lên 15,600 đồng/cp, HAG khớp gần 3 triệu cp, tăng 2.8% lên 11,600 đồng/cp. Riêng HQC tiếp tục đà giảm trong phiên hôm nay, khối lượng đạt gần 1.7 triệu cp tuy nhiên lực cung ra yếu đi so với tuần trước.

Trên sàn HNX, các cổ phiếu KSQ, KHB, TIG, PVX, SCR, KLF ... đóng góp đáng kể vào thanh khoản trên sàn. Giao dịch với khối lượng đột biến trong phiên sáng phải kể đến KSQ và PVX nhưng trái ngược nhau. Trong khi KSQ tăng trần với khối lượng khớp gần 2 triệu cp thì PVX giảm hơn 3% với khối lượng đạt gần 1.4 triệu cp.

Khối ngoại đang mua vào PVD, SSI, KDC, HHS, DXG, FIT, VIC, MSN, PVC, SHB, VCG ...  Đáng chú ý, họ tiếp tục mua vào cổ phiếu đầu cơ như FIT (1.6 tỷ đồng) và DXG (1.7 tỷ đồng). Trong khi đó, khối ngoại bán mạnh HUT, BCC, PVS, VCS, WSS ... Đặc biệt, HUT tiếp tục trong top bán ròng trên HNX với giá trị bán ròng hơn 3.7 tỷ đồng trong tuần trước.

Giao dịch thỏa thuận đáng chú ý có MSN khớp hơn 2 triệu cp; GMD thỏa thuân 1.25 triệu cp; HSG 1 triệu cp và DXP gần 2 triệu cp...

10h30: Thanh khoản yếu, lực cầu tập trung ở Large Cap

Nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn tiếp tục phân hóa mạnh, trong khi VNM, VCB, BID, CTG, EIB, BVH, HPG, HAG, SSI ... đang giữ nhịp tăng cho thị trường thì MSN, VIC, GAS, STB ... lại giảm điểm.

Đáng chú ý, riêng giao dịch sôi động của HPG, HAG và SSI đã đóng góp cho thanh khoản của HOSE với giá trị giao dịch hơn 80 tỷ đồng.

Hiện có 15/20 nhóm ngành đang tăng điểm, đứng đầu mức tăng là nhóm Nông – lâm – ngư (1.82), SX hàng gia dụng (1.75%), Vật liệu xây dựng (1.53%), Công nghệ thông tin (1.03%), Ngân hàng (1.01%), 5 nhóm giảm hiện tại là SX Thiết bị - Máy móc, Tiện ích, Khai khoáng, Xây dựng, SX nhựa – Hóa chất.

Đáng chú ý, khối ngoại tiếp tục mua FIT với hơn 33,000 đơn vị, giá chỉ tăng nhẹ lên 9,600 đồng/cp, DXG được mua hơn 56,000 đơn vị (chiếm 42% khối lượng giao dịch hiện tại), còn PVC được mua ròng với 70,000 cổ phiếu. Trong khi đó, HUT tiếp tục bị bán ròng hiện tại với hơn 60,000 đơn vị (chiếm 38% khối lượng giao dịch hiện tại), được biết tuần trước HUT bị bán ròng hơn 3.6 tỷ đồng.

Đến 10h30, chỉ số VN-Index đang tăng 2.65 điểm lên 566.08 điểm, chỉ số HNX-Index giảm 0.13 điểm xuống 79.07 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt gần 43 triệu cp, giá trị hơn 722 tỷ đồng.

Mở cửa: Chưa thể bứt phá

Khá nhiều thông tin hỗ trợ cho thị trường đến vào cuối tuần trước, nhất là việc VNM ETF sẽ mua nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn như HHS, SSI, KDC, VCB, HAG, MSN, VCG. Tuy nhiên, bước vào phiên giao dịch sáng nay thị trường vẫn giao dịch thận trọng khi cả hai chỉ số biến động trái chiếu.

Trên sàn HOSE, chỉ số VN-Index đang tăng 0.09% lên 563.96 điểm, lực cầu gia tăng ở nhiều cổ phiếu trụ và vốn hóa lớn đã giúp thị trường mở cửa trong sắc xanh. Khối lượng giao dịch chỉ hơn 8 triệu đơn vị, tổng giá trị đạt 144 tỷ đồng vào lúc 9h30.

Nhóm cổ phiếu Ngân hàng cho thấy lực cầu vào khá tốt, tiếp nối phiên cuối tuần trước VCB  hiện tăng 400 đồng lên 41,700 đồng/cp, EIB đang khớp sát giá trần, chỉ có STB điều chỉnh nhẹ 300 đồng xuống còn 11,700 đồng/cp sau phiên tăng trần ngày thứ 6.

Đáng chú ý, một số cổ phiếu vốn hóa lớn như DPM, HPG và SSI tiếp tục thu hút cầu tham gia, tăng giá tốt. SSI đã tăng 500 đồng lên 22,900 đồng/cp, khối lượng đã khớp được hơn 600 ngàn đơn vị và có thể đột biến trong phiên hôm nay.

Ngược lại thì CII, HAH, MSN, NT2, PPC, NBB đang giảm điểm, đáng chú ý là là GAS và PVD giảm khá mạnh đã ảnh hưởng tiêu cực lên thị trường.

Trên sàn HNX, áp lực bán ngay đầu phiên khiến chỉ số HNX-Index giảm 0.4% xuống còn 78.89 điểm về mức đáy của tuần trước. Đóng góp vào mức giảm điểm đó, có ACB giảm 400 đồng xuống 19,000 đồng/cp, PVS giảm 200 đồng xuống 17,400 đồng/cp, PVI giảm 100 đồng xuống 23,900 đồng/cp, SHB giảm 100 đồng xuống 6,300 đồng/cp .

Chiều ngược lại, VCS tăng 1,200 đồng lên 73,500 đồng/cp, tuy nhiên cầu vào khá yếu và thưa thớt tại các bước giá cao. Còn DST tăng trần với khối lượng dư mua gần 10,000 đơn vị (tuần trước giá cổ phiếu tăng 42.64%).

Đáng chú ý, DPS hôm nay bị chốt lời mạnh và mất cầu, giá cổ phiếu giảm sàn sau tuần đột biến tăng 26.54%. KSQ đang khớp giá trần 3,400 đồng/cp với tổng khối lượng khớp là gần 450,000 đơn vị.

Các tin tức khác

>   Vietstock Weekly 14-18/12: Mong muốn bắt đáy dâng cao nhưng... (13/12/2015)

>   Vietstock Weekly 14-18/12: Mong muốn bắt đáy dâng cao nhưng... (13/12/2015)

>   Chứng khoán Tuần 07–11/12: Dòng tiền bắt đáy đã xuất hiện (11/12/2015)

>   Chứng khoán Tuần 07–11/12: Dòng tiền bắt đáy đã xuất hiện (11/12/2015)

>   Phân tích kỹ thuật phiên chiều 11/12/2015: Test đáy cũ phiên 08/12 (11/12/2015)

>   Nhịp đập Thị trường 11/12: Thanh khoản giảm mạnh, VN-Index hồi hơn 2 điểm (11/12/2015)

>   Vietstock Daily 11/12: Lực cầu đang dần cạn kiệt (10/12/2015)

>   Vietstock Daily 11/12: Lực cầu đang dần cạn kiệt (10/12/2015)

>   Phân tích kỹ thuật phiên chiều 10/12: Phân kỳ giá lên đang hình thành (10/12/2015)

>   Nhịp đập Thị trường 10/12: Ngại bắt dao rơi (10/12/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật