Thứ Ba, 22/12/2015 12:13

Các SME sẽ đóng vai trò trụ cột trên TTCK Myanmar

Sở giao dịch chứng khoán Myanmar, thị trường chứng khoán sơ khai mới nhất khu vực, được chào đón trong sự thận trọng lẫn kỳ vọng gặt hái được rất nhiều thành công giữa bối cảnh thị trường chứng khoán tại một số nước láng giềng dường như không được thành công cho lắm.

* Công ty nào sẽ lên sàn chứng khoán Myanmar đầu tiên?

Ngày 9/12, Myanmar khai trương sàn chứng khoán

 

Việc Myanmar khai trương Sở Giao dịch Chứng khoán Yangon (YSX) hôm 09/12 - sàn giao dịch chứng khoán đầu tiên của nước này - được xem là động thái mới nhất của Chính phủ nhằm thuyết phục thế giới rằng quốc gia một thời từng gánh chịu các lệnh chừng phạt đang mở cửa nền kinh tế.

Theo thời báo Myanmar Times, việc thành lập YSX chủ yếu mang tính biểu tượng do quốc gia này còn thiếu các nhà bảo lãnh cho việc chào bán cổ phiếu và dự kiến ban đầu chỉ có một vài công ty trong nước tham gia. Trong số đó, First Myanmar Investment, công ty do ông trùm bất động sản và ngân hàng Serge Pun điều hành, được xem là một trong số ứng viên có tiềm năng cao nhất.

Thế nhưng, dù thiếu những quy chế và quy định phát luật cần thiết - các yếu tố được xem là trở ngại chính cho việc tham gia sâu rộng hơn vào thị trường, thì những yếu tố cơ bản giúp cho một sàn giao dịch chứng khoán mạnh mẽ dường như không hề mai một.

Theo quan điểm của ông Kenneth Stevens, Tổng giám đốc Leopard Capital, nhà quản lý quỹ đầu tư tư nhân chuyên về các thị trường sơ khai: “Một điều mà Myanmar có đó là rất nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) hoạt động rất tốt”.

Ông giải thích rằng: “Do Myanmar bị cô lập trong một thời gian dài vì thế quốc gia này phải tự tạo lập đường lối riêng cho mình. Trong khi các nước láng giềng thiếu các công ty đủ điều kiện lên sàn thì Myanmar có những công ty đã tồn tại qua nhiều thập niên”.

Thực tế, thị trường chứng khoán các nước láng giềng hiện nay rất kém sôi động. Tại Lào và Campuchia, tổng cộng chỉ mới có 7 doanh nghiệp niêm yết, trong đó Sở Giao dịch Chứng khoán Campuchia (CSX) chỉ có 3 doanh nghiệp với thành viên mới nhất là Công ty Cảng Phnom Penh (Phnom Penh Autonomous Port – PPAP) chính thức chào sàn hôm 09/12.

Trong khi các chiến lược gia cho rằng các tiêu chuẩn kế toán khắc khe của Myanmar có thể hạn chế số lượng công ty niêm yết trên YSX thì các doanh nghiệp trong nước tỏ ra hăng hái hơn mong đợi.

Về khía cạnh này, Giám đốc cấp cao tại công ty tư vấn toàn cầu FTI Consulting, ông Romain Caillaud, lý giải rằng: “Khi quan sát các công ty đang cân nhắc việc niêm yết ở giai đoạn này, rất nhiều trong số đó khá tinh tế xét về phương diện quản trị và tiêu chuẩn kế toán. Myanmar cũng có nhiều ngân hàng trong nước đang tăng tốc để đáp ứng được tiêu chí”.

Ông tin rằng YSX sẽ có được vị thế khá hơn Campuchia và Lào và có thể dễ dàng đuổi kịp Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM (HOSE) của Việt Nam, sàn giao dịch chứng khoán với 300 cổ phiếu niêm yết hiện nay, trong vòng 5 đến 10 năm nữa.

Ông cũng lưu ý, hơn thế nữa YSX cũng tự hào với danh tiếng của hai đơn vị thành lập đó là công ty chứng khoán Daiwa Securities của Nhật và công ty vận hành Sở Giao dịch Chứng khoán Tokyo Japan Exchange Group và điều này có thể giải tỏa mối lo về tình trạng tham nhũng ở Myanmar. Được biết Myanmar xếp thứ 156/175 về chỉ số tham nhũng của Tổ chức Minh bạch Quốc tế trong số các báo cáo nổi cộm về việc rửa tiền.

Ông Stevens cho rằng: “Những gì các công ty Myanmar cần hiện nay đó là các đối tác tốt, nguồn vốn để các thị trường khởi động và tạo tiền đề cho xu hướng phát triển tiếp theo đó”.

Một khó khăn kỹ thuật mà YSX đang phải đối mặt đó là Ngân hàng Kinh tế Myanmar (MEB), cổ đông nắm quyền kiểm soát của YSX, vẫn nằm trong danh sách các công ty bị Chính phủ Mỹ phong tỏa. Việc phong tỏa này thường sẽ khiến cho người Mỹ dè dặt tham gia giao dịch trên YSX. Tuy nhiên, phía Mỹ cũng đã cấp cho MEB một giấy phép đặc biệt để xử lý các tài khoản của Mỹ.

Theo tài liệu trên trang web của Bộ Tài chính Mỹ: “Theo những quy định về được phép thực hiện trong Quy chế điều chỉnh (ban hành ngày 30/06/2014), các giải pháp đặc biệt đối với Myanmar không áp dụng để thực hiện các tài khoản tương ứng cho Ngân hàng Asia Green Development Bank, Ngân hàng Kinh tế Myanmar, Ngân hàng Đầu tư và Thương mại Myanmar hoặc các giao dịch được thực hiện qua các tài khoản đó”./.                                                          

Các tin tức khác

>   Công ty nào sẽ lên sàn chứng khoán Myanmar đầu tiên? (22/12/2015)

>   UBCK Campuchia xem xét áp dụng quy chế giao dịch chứng khoán phái sinh (22/12/2015)

>   Tập đoàn Quản lý Cảng biển lớn nhất Campuchia định lên sàn vào giữa năm 2016 (22/12/2015)

>   TTCK Campuchia sẽ có doanh nghiệp nước ngoài đầu tiên niêm yết vào năm 2016? (21/12/2015)

>   PPAP: “Subscription” thành công mỹ mãn với khối lượng đăng ký mua vượt 1.4 lần (28/11/2015)

>   Doanh nghiệp niêm yết thứ 3 trên TTCK Campuchia chính thức chào sàn (10/12/2015)

>   PPAP công bố giá IPO sau giai đoạn book building (26/11/2015)

>   Ngày 9/12, Myanmar khai trương sàn chứng khoán (08/12/2015)

>   Sở GDCK Campuhia phê chuẩn vụ IPO thứ 3 (22/10/2015)

>   TTCK Campuchia: Cơ hội lên sàn cho các SME (21/11/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật