Thứ Ba, 03/11/2015 13:30

Kịch bản VN-Index và cách phân bổ danh mục trong tháng 11

Phiên giao dịch cuối cùng của tháng 10, VN-Index đóng cửa trên mốc 607 điểm sau những giằng co mạnh ở ngưỡng 600 trong những ngày cuối tháng. Đây sẽ là một bước đà để trong tháng 11 VN-Index chinh phục mốc cao hơn hay thị trường sẽ phải chứng kiến những phiên điều chỉnh?

Ông Lê Vương Hùng – Giám đốc môi giới của CTCK Rồng Việt (VDS) nhận định: “Đến giờ này gần như chắc chắn  thị trường sẽ qua ngưỡng 600, bây giờ câu chuyện của tháng 11 là VN-Index sẽ ở ngưỡng nào trên 600, chứ khó xuống dưới 600 điểm nữa.”

Theo như ông Hùng phân tích, trong những  phiên vừa qua, VN-Index lên rồi xuống dưới 600 với biên độ cộng trừ 2-3 điểm. Song, khi chỉ số này giảm xuống dưới mốc 600 thì lực cầu mua cổ phiếu là khá mạnh.

Trong tháng 10, thị trường chứng khoán Việt Nam đã nhận được những tin tốt từ nền kinh tế như SCIC thoái vốn khỏi VNMFPT, vì vậy thanh khoản trong tháng 11 sẽ tăng. Cùng với sự hỗ trợ của các mã dẫn dắt, các nhóm mã chứng khoán như SSI, SSC cũng sẽ tham gia đẩy mạnh thị trường. Bên cạnh đó, VN-Index sẽ có lực kéo từ những mã có kết quả kinh doanh tốt và nhóm ngành bất động sản như VIC.

“Trong tháng 11, mốc mà VN-Index hướng tới sẽ là 640, bởi đây chính là mốc mà VN-Index đã chạm ngưỡng hai lần trong tháng 9 năm 2014 và tháng 7 năm nay”, ông Hùng nói thêm.

Cùng với quan điểm đó, Giám đốc chiến lược đầu tư CTCK Maritime (MSI) - ông Lê Đức Khánh dự báo:”Đầu tháng 11, thị trường chứng khoán có thể điều chỉnh nhẹ và VN-Index sẽ ở tầm 600-610, sau đó với đà hỗ trợ mạnh sẽ vượt qua  610, lên khoảng 630, và dao động xung quanh mốc 630”.

Theo ông Khánh, bên cạnh yếu tố vĩ mô đang hỗ trợ cho xu hướng tăng điểm của VN-Index thì thị trường chứng khoán hiện nay đang có những tín hiệu tích cực như khối ngoại mua ròng trở lại, và đương nhiên dòng tiền khối ngoại sẽ dẫn dắt và giúp dòng tiền khối nội mạnh hơn.

Dưới góc độ phân tích kỹ thuật, trong tháng 11, VN-Index đạt mức 600-610 là điều đương nhiên, ngoài ra sẽ chinh phục mốc 630. Ông Khánh phân tích rằng, VN-Index đang nằm trong uptrend mà khối lượng tích lũy trong thị trường đang lớn, trước sau gì cũng vượt lên tầm cao phía trước.

Không được lạc quan như vậy, ông Phạm Minh Tuấn – Giám đốc môi giới của CTCK Saigonbank Berjaya (SBBS) chia sẻ: “Trong tháng 11, VN-Index rất khó để bảo toàn ngưỡng 600 vì đây là ngưỡng kháng cự quan trọng, cần có thanh khoản tốt và kết quả hoạt động kinh doanh tích cực từ các doanh nghiệp”.

Theo đó, ông Tuấn cho rằng để VN-Index có thể vượt ngưỡng 600 thì ngoài các mã bluechip cần phải có sự hỗ trợ của các mã Mid Cap và penny để tạo đà dịch chuyển. Việc VN-Index phụ thuộc quá lớn vào các mã Large Cap như hiện nay sẽ không tạo đủ lực để chỉ số có thể bứt phá vượt xa ngưỡng tâm lý 600 điểm.

Vì vậy trong tháng 11, VN-Index sẽ dao động trong biên độ hẹp, không xuống sâu nhưng cũng chưa tăng mạnh, và đây chính là giai đoạn tích lũy bởi muốn vượt qua một ngưỡng tâm lý quan trọng thì cần giai đoạn tích lũy đủ dài, và khi đã tích lũy đủ thì chắc chắn sẽ tạo ra một xu hướng mới.

Dòng tiền khối ngoại sẽ phân hóa mạnh

Động thái của khối ngoại hiện đang được rất nhiều nhà đầu tư Việt Nam quan tâm, trong tháng 11, ông Lê Đức Khánh cho rằng dòng tiền khối ngoại sẽ mạnh hơn trong cả khối lượng lẫn giá trị giao dịch, đồng thời sẽ tập trung mua ròng nhiều hơn. Tuy nhiên, dòng tiền này sẽ có sự phân hóa mạnh, khi chỉ tập trung vào một số mã lớn. Những mã đầu ngành như VIC, BVH chắn chắn sẽ thu hút được dòng tiền khối ngoại.

Còn ông Lê Vương Hùng nhận định, trong tháng 11, khối ngoại chỉ mua bán cầm chừng. Trong những ngày giao dịch đầu tiên của tháng 10, khối ngoại đã tham gia mua ròng mạnh, đặc biệt là sàn HOSE, khối ngoại mua ròng hơn 7,260 tỷ đồng từ ngày 5 đến ngày 10. Tuy nhiên, dòng tiền chỉ tập trung vào một số mã và nếu tách bạch giao dịch thỏa thuận ra thì khối ngoại chỉ mua bán cầm chừng, giá trị mua ròng, bán ròng không cao và có khả năng khối ngoại sẽ duy trì động thái này cho đến hết năm.

Song, ông Hùng cho biết thêm rằng động thái của họ sẽ khác nếu có yêu tố vĩ mô thay đổi như VNĐ tiếp tục giảm giá hay quyết định tăng lãi suất của Fed trong cuộc họp tháng 12. Xét về dài hạn, khối ngoại sẽ tham gia nhiều hơn vào thị trường chứng khoán Việt Nam vì từ đầu năm đến nay, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã tăng rất mạnh, không có lý do gì mà vốn đầu tư gián tiếp (FII) giảm cả.

Nên đầu tư giá trị hơn là đầu tư ngắn hạn

Ông Lê Đức Khánh cho rằng: “Khi VN-Index đang có uptrend thì cần phải đầu tư giá trị hơn là chỉ đầu tư ngắn hạn”.

Theo đó, với xu hướng VN-Index đang đi lên, có thể đạt mốc 630-640 hoặc thậm chí hơn, nhà đầu tư nên ưu tiên  mua và nắm giữ cổ phiếu nhiều hơn là trading ngắn hạn. Tuy nhiên cần phải lựa chọn những cố phiếu cơ bản tốt nhất, đang tăng trưởng, có thể là những mã vốn hóa lớn có tính chu kỳ đang được yếu tố vĩ mô hỗ trợ, bởi trong lâu dài những mã chứng khoán này sẽ tăng điểm dài hạn theo xu hướng của thị trường.

Ông Khánh còn cho biết thêm, trong danh mục chứng khoán, nên chia làm 3 phần, dành 50-60% cho những mã cố phiếu cơ bản, có thể là những mã dầu khí tốt, hoặc chứng khoán tốt, sau đó dành 20-30% để đầu tư ngắn hạn vào những cổ phiếu đầu cơ khi có xuất hiện sóng, ngoài ra cần giữ một khoản tiền mặt đề phòng, nếu có cổ phiếu nào nổi lên thì phân bổ. Những mã cổ phiếu như ngành thủy điện - nhóm  cổ phiếu đang có đột biến hay bảo hiểm - nhóm ngành có dòng tiền vào ấn tượng là những cổ phiếu đáng chú ý trong tháng 11. Ngoài ra, ngành bất động sản là nhóm có tốc độ bứt phá lớn nhất trong thời điểm này.

Ông Lê Vương Hùng thì cho rằng nhóm cổ phiếu có P/E 9 tháng dưới 10 là những cổ phiếu cực kỳ tốt, nhà đầu tư có thể lựa chọn để thêm vào danh mục của mình. Nếu đã tạo cho mình một danh mục tốt, nhà đầu tư hoàn toàn có thể yên tâm và nắm giữ cổ phiếu và đợi đến khi VN-Index đạt đến vùng bán để chốt lời (theo kinh nghiệm có thể là vùng 640 bởi đây là ngưỡng kháng cự cũ) hoặc là một phiên phân phối có thanh khoản cao.

Theo ông Phạm Minh Tuấn, một trong những nhóm ngành dẫn dắt VN-Index trong tháng 11 sẽ là nhóm ngành bất động sản.  Bởi đây là nhóm ngành có đặc điểm sản phẩm theo chu kỳ, vào thời điểm cuối năm như  tháng 11 là thời điểm các dự án bất động sản hoạt động tích cực với các dự án lớn, đặc biệt là những công ty bất động sản với các quỹ đất lớn ở quận 2,7 và 9. Nếu có thể nắm bắt thời cơ với nhóm ngành theo chu kỳ này, tỷ suất sinh lợi chắc chắn sẽ cao hơn bởi quy luật tất yếu là “nước lên chắc chắn thuyền sẽ lên”.

Phạm Trần

Các tin tức khác

>   "Săn" cổ phiếu cho tuần đầu tháng 11 (02/11/2015)

>   Góc nhìn tuần 02-06/11: Tiếp tục tiến đến vùng 610-615? (01/11/2015)

>   Góc nhìn 30/10: Duy trì sự tích cực (29/10/2015)

>   Góc nhìn 29/10: Giảm điểm chỉ là tạm thời? (28/10/2015)

>   Góc nhìn 28/10: Thêm một lần thất bại trước ngưỡng 600 điểm? (27/10/2015)

>   Góc nhìn 27/10: Kiểm nghiệm lại vùng 590 điểm? (26/10/2015)

>   Đầu tư cổ phiếu nào cho tuần cuối tháng 10? (26/10/2015)

>   Góc nhìn tuần 26-30/10: Áp lực điều chỉnh vẫn hiện diện (25/10/2015)

>   Góc nhìn 23/10: Đà tăng không vững (22/10/2015)

>   Góc nhìn 22/10: Khả năng giảm mạnh có thể xảy ra (21/10/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật