Thứ Hai, 30/11/2015 18:20

IMF, SDR và Nhân dân tệ trước giờ G

Ít nhất 1 ngàn tỷ USD dự trữ toàn cầu có thể chuyển sang Nhân dân tệ khi đồng tiền này lọt vào SDR

Đại điện Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã phát đi tín hiệu rõ ràng rằng đồng Nhân dân tệ có thể sớm gia nhập giỏ tiền tệ dự trữ quốc tế được biết đến với tên gọi Quyền rút vốn đặc biệt (SDR) của tổ chức này. Trước khi kết quả được IMF định đoạt tại cuộc họp ngày 30/11, Bloomberg đã trình bày về ý nghĩa của sự kiện nói trên.

* IMF sắp đưa Nhân dân tệ vào giỏ SDR

* Chứng khoán toàn cầu “chạm trán” tuần quan trọng nhất năm 2015

Quyền rút vốn đặc biệt (SDR) là gì?

IMF tạo ra SDR vào năm 1969 nhằm thúc đẩy thanh khoản trên toàn cầu khi hệ thống tỷ giá cố định Bretton Woods sụp đổ. Dù về mặt kỹ thuật, SDR không phải là một đồng tiền nhưng nó cho phép các quốc gia thành viên nắm giữ SDR của IMF có quyền sử dụng bất kỳ đơn vị tiền tệ nào trong giỏ – hiện tại là đồng USD, đồng EUR, đồng JPY và đồng bảng Anh – nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán.

Vì vậy, khả năng chuyển đổi SDR sang Nhân dân tệ theo nhu cầu là rất quan trọng. Hiện giá trị của SDR được xác định dựa trên tỷ trọng của 4 đồng tiền trong rổ.

Diễn biến của SDR và hợp đồng EUR giao ngay trong một năm qua

Những SDR này có giá trị bao nhiêu?

Tính đến tháng 9/2015, IMF đã tạo ra số SDR có giá trị tương đương khoảng 280 tỷ USD và phân bổ cho các thành viên của tổ chức này, so với tổng quy mô khoảng 11.3 ngàn tỷ USD của các tài sản dự trữ trên toàn cầu. Tính đến tháng 8 vừa qua, Mỹ cho biết nước này nắm giữ khoảng 50 tỷ USD SDR.

Tại sao Trung Quốc tha thiết muốn Nhân dân tệ lọt vào rổ SDR?

Trong bài phát biểu năm 2009, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) Chu Tiểu Xuyên cho biết cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã nêu bật được rủi ro của hệ thống tiền tệ toàn cầu, đó là việc phụ thuộc vào các đồng tiền dự trữ quốc gia. Dù không nêu đích danh đồng Nhân dân tệ, nhưng ông Chu Tiểu Xuyên cho rằng SDR nên đảm nhiệm vai trò “của một đồng tiền dự trữ siêu quốc gia” với việc giỏ tiền tệ này nên bao gồm đồng tiền của tất cả các nền kinh tế lớn.

Từ thời điểm đó trở đi, các quan chức Trung Quốc ngày càng rõ ràng hơn. Sau cuộc gặp gỡ với Tổng thống Mỹ Barack Obama trong tháng trước tại Nhà Trắng, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cảm ơn Mỹ vì đã ủng hộ đồng Nhân dân tệ gia nhập SDR. Nếu nhận được sự phê chuẩn của IMF, các nhà cải cách thuộc chính quyền Trung Quốc sẽ cho rằng sự dịch chuyển sang một nền kinh tế mang tính thị trường hơn của nước này đang mang lại kết quả.

Tại sao IMF có thể cho phép Nhân dân tệ vào giỏ SDR?

Nhu cầu sử dụng Nhân dân tệ trên toàn cầu đã tăng vọt kể từ khi IMF từ chối thêm đồng tiền này vào giỏ SDR trong lần xem xét gần nhất vào năm 2010. Số liệu của Hiệp hội Viễn thông Liên ngân hàng và Tài chính Quốc tế (SWIFT) cho thấy, xét trên một phương diện nào đó, Nhân dân tệ đã trở thành đồng tiền được sử dụng nhiều thứ tư trong thanh toán toàn cầu với tỷ lệ 2.79% trong tháng 8, cao hơn so với đồng JPY.

IMF sử dụng một số chỉ báo để xác định liệu một đồng tiền có “được tự do sử dụng”, tiêu chuẩn quan trọng để được kết nạp vào giỏ SDR. Trong một báo cáo hồi tháng 8, các thành viên hội đồng IMF cho biết Nhân dân tệ đã bắt kịp các đối tác toàn cầu của mình trên một số tiêu chí quan trọng, chẳng hạn như việc sử dụng đồng tiền này trong dự trữ chính thức, nắm giữ nợ và giao dịch tiền tệ. Tuy nhiên, hội đồng cũng nhấn mạnh rằng 24 thành viên điều hành của quỹ, những người sẽ ra quyết định cuối cùng, cần phải sử dụng đánh giá của chính mình.

Nhiều nền kinh tế lớn, bao gồm Mỹ, Đức và Anh, cho biết họ sẵn sàng ủng hộ việc đưa Nhân dân tệ vào giỏ SDR nếu đồng tiền này đáp ứng được các tiêu chí của IMF. Việc ủng hộ đồng Nhân dân tệ có thể thúc đẩy quan hệ giữa Trung Quốc và các quốc gia như Anh trong bối cảnh nước này đang muốn biến London trở thành một trung tâm giao dịch Nhân dân tệ quan trọng.

Ngoài ra, việc đưa Nhân dân tệ vào giỏ tiền tệ dự trữ cũng có thể giúp IMF cải thiện vị thế của mình với người Trung Quốc. Tỷ lệ đại diện của Trung Quốc và các thị trường mới nổi khác tại IMF được dự báo sẽ gia tăng nhờ các biện pháp cải cách đã được thông qua vào năm 2010, nhưng Quốc hội Mỹ vẫn chưa phê chuẩn những thay đổi này.

Điều gì sẽ xảy ra đối với các tài sản Nhân dân tệ trong dài hạn?

Theo dự báo của Standard Chartered Plc và AXA Investment Managers, ít nhất 1 ngàn tỷ USD dự trữ toàn cầu sẽ chuyển sang các tài sản của Trung Quốc nếu Nhân dân tệ gia nhập rổ dự trữ của IMF.

Trong khi đó, theo ước tính của Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) thuộc Ngân hàng Thế giới (World Bank), lượng chứng khoán bằng Nhân dân tệ được các doanh nghiệp nước ngoài tại Trung Quốc phát hành, hay còn gọi là trái phiếu panda, có thể vượt 50 tỷ USD trong vòng 5 năm tới.

“Một khi Nhân dân tệ trở thành một phần của SDR, tự nhiên các nhà quản lý dự trữ của ngân hàng trung ương và các nhà đầu tư tổ chức sẽ muốn tích lũy tài sản bằng Nhân dân tệ”, nhận định của ông Hua Jingdong – Phó Chủ tịch kiêm Thủ quỹ của IFC cho biết trong cuộc phỏng vấn vào đầu tháng này tại Lima trong khuôn khổ cuộc họp thường niên của IMF và World Bank.

Ông nói: “Việc Trung Quốc hoan nghênh tất cả các tổ chức phát hành trở thành nhà phát hành phổ biến trên thị trường nội địa nước này là một việc mang tầm quan trọng chiến lược”./.

Các tin tức khác

>   Nhân dân tệ chính thức gia nhập rổ SDR của IMF (01/12/2015)

>   IMF sắp đưa Nhân dân tệ vào giỏ SDR (30/11/2015)

>   Ai thắng ai thua trong cuộc chiến tiền tệ Nga - Thổ Nhĩ Kỳ? (30/11/2015)

>   Dầu giảm sâu hơn 3% trước sức ép từ đồng USD mạnh và nguồn cung dồi dào (28/11/2015)

>   Vàng lao dốc 6 tuần liên tiếp xuống sát đáy 6 năm (28/11/2015)

>   Mario Draghi: ECB sẽ làm mọi cách để nâng lạm phát (27/11/2015)

>   Dầu rớt giá trước nỗi lo dư cung (27/11/2015)

>   Trung Quốc lần đầu mở cửa thị trường ngoại hối cho tổ chức nước ngoài (26/11/2015)

>   Chặng đường 16 năm của AMC Trung Quốc (26/11/2015)

>   Số lượng triệu phú tại Singapore có thể tăng gần 40,000 người/năm (26/11/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật