Thứ Bảy, 03/10/2015 10:32

TPHCM: Thị trường BĐS cần chính sách đặc thù

Chính sách, pháp luật có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của thị trường bất động sản. Với đặc thù của một đô thị đông dân, tốc độ đô thị hóa nhanh, TPHCM cần có những chính sách đặc thù để phát triển bền vững thị trường bất động sản.

Một dự án bất động sản đang được triển khai tại quận 2, TPHCM. Ảnh: Mạnh Tùng

Đây là những ý kiến được các nhà nghiên cứu, chuyên gia bất động sản nêu ra tại cuộc tọa đàm thứ hai trong chuỗi các tọa đàm tiếp thu ý kiến nhằm xây dựng “Đề án phát triển thị trường bất động sản TPHCM giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2025 và tầm nhìn đến 2030” do UBND TPHCM giao Sở Xây dựng chủ trì.

Tại cuộc tọa đàm thứ hai diễn ra sáng nay, 2-10 với chủ đề “Tiềm năng và dự báo xu hướng phát triển của thị trường bất động sản TPHCM”, TS  Phạm Thái Sơn, Đại học Việt Đức, đại diện một đơn vị tư vấn đề án cho rằng, thị trường bất động sản TPHCM đang có nhiều thuận lợi và tiềm năng để phát triển trong tương lai. Cụ thể, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đổ vào bất động sản đang tăng, mức sống, thu nhập của người dân ngày càng tăng kéo theo nhu cầu về nhà ở cũng tăng theo.

Tuy nhiên, ông Sơn lo lắng, thị trường bất động sản TPHCM sẽ đối mặt với nhiều thách thức từ dân số đông và dân số cơ học phát triển nhanh, trong khi cơ sở hạ tầng, giao thông chưa đồng bộ, không thể theo kịp mức gia tăng dân số.

Ông Nguyễn Thành Tài, nguyên Phó chủ tịch UBND TPHCM, nhận định rằng TPHCM là một trung tâm kinh tế, tài chính lớn của đất nước, có sức hút mạnh mẽ nguồn lực lao động từ khắp nơi đổ về, dẫn đến nhu cầu về nhà ở rất lớn. Để giải được bài toán phát triển thị trường bất động sản bền vững cho thành phố, theo ông Tài, trước hết, cần tính toán phương án liên kết vùng.

Cụ thể, không chỉ phát triển đô thị vệ tinh cho thành phố mà phải biến các đô thị này thành vệ tinh của cả vùng phía Nam. Theo ông Tài, muốn làm được điều này, TPHCM cần có những cơ chế riêng trong phát triển và quản lý đô thị, nhà ở.

Ngoài ra, ông Tài cho rằng, một số quy định hiện nay thiếu thực tiễn nếu áp dụng tại TPHCM, cần phải xem xét lại. Chẳng hạn, quy định doanh nghiệp phải dành 20% diện tích một dự án nhà ở thương mại làm nhà ở xã hội sẽ không khả thi, vì đối tượng khách hàng của hai loại hình nhà ở này khác nhau về thu nhập, lối sống, ông Tài nêu thí dụ.

Đại diện phía doanh nghiệp, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA), nhận xét rằng các chính sách liên quan đến việc bồi thường đất khi làm dự án và tiền sử dụng đất còn nhiều bất cập, ảnh hưởng lớn đến thị trường bất động sản.

Chẳng hạn, theo ông Châu, hơn 600 dự án đang “bất động” tại TPHCM có phần nhiều nguyên nhân vì doanh nghiệp không đủ tiền bồi thường đất cho người dân theo giá thị trường. Do đó, ông Châu đề nghị TPHCM xem xét lại các yếu tố này.

Ông Châu cũng mong muốn cơ chế, chính sách của Nhà nước để phát triển thị trường bất động sản sẽ tạo ra sự minh bạch, cạnh tranh lành mạnh và bền vững.

tbktsg

Các tin tức khác

>   Hà Nội tổ chức đấu giá nhiều nhà đất tại khu vực phố cổ (02/10/2015)

>   Giải pháp mới cho chung cư cũ? (02/10/2015)

>   Cấp phép xây cao ốc ‘đụng’ tuyến metro (02/10/2015)

>   Cổ phiếu ngành Xây dựng: Có thể test lại vùng đáy cũ tháng 08/2015 (02/10/2015)

>   FDC: Mua lại Phúc Thịnh Đức từ tay TDH, nhắm tới dự án BĐS Quận 9? (01/10/2015)

>   Bất thường không chỉ ở Đà Nẵng (01/10/2015)

>   Cao ốc gần quảng trường Ba Đình được cấp phép ra sao? (01/10/2015)

>   Từ 20/10 tới, dân có thể giám sát trực tiếp các dự án đầu tư (01/10/2015)

>   Chưa có bong bóng bất động sản thời điểm này (30/09/2015)

>   Xây dựng cảng hàng không Vũng Tàu mới (30/09/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật