Chủ Nhật, 11/10/2015 09:20

Thị trường bất động sản và "ma trận" giá

Thị trường ấm lên, người mua nhà ngay lập tức lại bị rơi vào “ma trận” giá với đủ chiêu trò của môi giới.

Suất ngoại giao, giá chênh… là những câu chuyện không mới những vẫn luôn được môi giới bất động sản sử dụng với nhiều cách khác nhau để “câu” khách hàng.

Môi giới bất động sản đang tung “ma trận” giá để “bẫy” khách hàng

Nắm được tâm lý của người mua nhà thường thích các suất ngoại giao không chỉ bởi giá “mềm” mà còn có vị trí đẹp, số lượng lại không nhiều, môi giới đã “bẫy” khách hàng bằng cách mời mua suất ngoại giao với mức chiết khấu 2-5%, thậm chí 7%. Tuy nhiên, việc người mua nhà có thực sự mua được các suất ngoại giao giá rẻ hay không lại là câu chuyện khác. Tuy nhiên, cũng lại có những dự án được rao bán suất ngoại giao có giá cao hơn cả giá thị trường, đây là chiêu trò mới xuất hiện trên thị trường của chủ đầu tư nhằm dễ bề đẩy giá bán căn hộ lên cao hơn mà vẫn hút người mua. Một chiêu thức khá phổ biến nữa đang được một số chủ dự án bất động sản sử dụng, đó là mở bán nhiều đợt với số lượng căn hộ khác nhau và trong các đợt mở bán sau giá sẽ được tăng dần. Cụ thể, ở lần bán đầu tiên bao giờ cũng là lần mở bán “rắc thính” để thu hút khách hàng bằng số lượng căn hộ ít ỏi kèm theo mức giá khá hấp dẫn, có thể là mức giá rẻ nhất trong các đợt bán hàng của chủ đầu tư.

Các lần mở bán sau sẽ có mức giá tăng hơn so với những lần mở bán trước khiến khách hàng đang có ý định đầu tư sẽ cảm thấy sốt ruột và nghĩ rằng dự án hấp dẫn người mua và đã bán hết những căn mở bán trước nên mới tăng giá.

Chủ đầu tư thường giao hàng độc quyền cho một vài sàn giao dịch bất động sản và các đơn vị này có chức năng chính làm môi giới kèm theo một vài thủ thuật, tạo sự khan hiếm hàng ảo, khiến người mua khó có thể tiếp cận được dự án. Còn từ phía chủ đầu tư, tuy còn “hàng” nhưng nếu người mua hỏi sẽ trả lời là “hết” hàng. Một mặt là để cùng tạo ra khan hiếm giả, mặt khác lại tiếp tay cho các sàn để “đẩy” giá lên. Điều này sẽ khiến cho người mua không biết được đâu là giá thật của căn hộ.

Chưa hết, môi giới còn liên tục nhắn tin hoặc gọi điện cho khách hàng có nhu cầu, đã tìm hiểu tại dự án về mức giá chênh của từng căn hộ tăng theo ngày. Với những lời thuyết phục hấp dẫn như: Dự án mới bắt đầu triển khai mới có giá chênh thấp, nhưng chỉ để thêm một tháng nữa, dự án càng triển khai nhiều hạng mục thì giá chênh càng cao hơn, nên anh chị cần cân nhắc mua ngay. Nếu trong quá trình thanh toán, không đủ khả năng thì anh chị có thể bán lại, khi ấy giá chênh đã lên cao gấp đôi, thậm chí hơn, lãi thu về như thế bằng nhiều lần gửi tiền vào ngân hàng…

Hiện tượng một số dự án vừa bung ra thị trường nhưng chỉ trong vòng vài ngày đến một tháng, chủ đầu tư đã thông báo bán hết hàng, còn người mua nhà muốn mua phải mua lại thông qua môi giới với mức giá chênh lệch… được chuyên gia nhận định có sự “bắt tay” giữa chủ đầu tư và môi giới.

Hóa Lê

Diễn đàn doanh nghiệp

Các tin tức khác

>   Tham nhũng không gian (10/10/2015)

>   Công bố quy hoạch khu đô thị vệ tinh cửa ngõ phía Nam Thủ đô (09/10/2015)

>   TP.Hồ Chí Minh: Tiềm năng lớn tại phân khúc nhà ở giá rẻ (12/10/2015)

>   Tòa nhà 8B Lê Trực: Kịch bản nào để 'cắt ngọn'? (09/10/2015)

>   BĐS Hà Nội: Lượng giao dịch căn hộ tăng 44% trong quý 3 (08/10/2015)

>   FLC: Giải ngân được 151 tỷ đồng cho dự án FLC Complex Thanh Hóa (08/10/2015)

>   Có nên rút tiền gửi ngân hàng để đầu tư bất động sản? (08/10/2015)

>   SCR: 3 cá nhân đã mua 20 triệu cp, hủy 30 triệu cp chưa phân phối hết (08/10/2015)

>   Biến động tại BCI: Sao đổi ngôi! (08/10/2015)

>   Khởi công đường ống nước sông Đà mới sau 15 lần vỡ (08/10/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật