Thứ Tư, 28/10/2015 10:47

Mua ngân hàng giá 0 đồng: Cần cơ chế bảo vệ cổ đông nhỏ

Liên quan đến việc mua ngân hàng giá 0 đồng, phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội cho rằng cần nghiên cứu để xây dựng thiết chế pháp lý nhằm bảo vệ quyền lợi của cổ đông nhỏ

Đó là đề nghị của bà Lê Thị Nga, phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, tại hội thảo “Nhu cầu hoàn thiện pháp luật nhằm thúc đẩy tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, xử lý nợ xấu và đáp ứng yêu cầu hội nhập” do Viện Nghiên cứu lập pháp - Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức tối 26-10.

Cụ thể, bà Nga nhận định cần nghiên cứu để xây dựng thiết chế pháp lý nhằm bảo vệ quyền lợi của cổ đông thiểu số nói chung, đồng thời tăng cường vai trò quản lý của Ngân hàng Nhà nước theo hướng có chế tài đủ sức răn đe, buộc các tổ chức tín dụng phải quản trị thực chất.

Đánh giá cao những nỗ lực của ngành ngân hàng, bà Lê Thị Nga cũng cho rằng việc mua bắt buộc cổ phần của một số ngân hàng yếu kém với giá 0 đồng là giải pháp tích cực, phù hợp với thực tiễn, đảm bảo các yêu cầu đặt ra trong quá trình tái cơ cấu là đảm bảo an toàn hệ thống, đảm bảo quyền lợi của người gửi tiền...

Cùng quan điểm này, tiến sĩ Đinh Trung Tụng, thứ trưởng Bộ Tư pháp, cho rằng việc Ngân hàng Nhà nước mua lại ba ngân hàng với giá 0 đồng là bảo đảm an ninh quốc gia. Biện pháp mua 0 đồng là sự chủ động sáng tạo, hợp lý trong tình hình hiện nay. Khi vốn âm, nợ nhiều hơn có nên các ngân hàng không thể mua 1 đồng được.

Về cơ sở pháp lý khi mua các ngân hàng yếu kém với giá 0 đồng, tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa cho biết quy định pháp luật đã có đầy đủ. Cụ thể, tại điều 4 Luật ngân hàng nhà nước quy định Ngân hàng Nhà nước có quyền mua lại cổ phần các ngân hàng thương mại để tái cấu trúc trong trường hợp đặc biệt làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới thanh khoản của hệ thống ngân hàng.

Hay tại điều 149 Luật tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước có quyền trực tiếp mua, chỉ định mua... Để chấm dứt được tình trạng chây ì, Ngân hàng Nhà nước phải nhanh chóng xử lý, có như vậy mới chấn chỉnh toàn bộ hoạt động, minh bạch nợ nần và tài sản đảm bảo.

Tiến sĩ Trần Du Lịch, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia, cho rằng cả thế giới và chúng ta cũng giống nhau. Trong hệ thống ngân hàng thì ngân hàng trung ương là ngân hàng mẹ của tất cả ngân hàng thương mại, tức là con dại thì cái mang. Thành ra trách nhiệm của ngân hàng trung ương là phải lo chuyện này, đừng để xảy ra đổ vỡ.

L.Thanh

Tuổi trẻ

Các tin tức khác

>   Tổng dư nợ của Ngân hàng Chính sách Xã hội đạt 137.572 tỷ đồng (27/10/2015)

>   Thu hồi Giấy phép mở VPĐD Ngân hàng Hana thành phố Hồ Chí Minh (27/10/2015)

>   Agribank tạm thời chưa cộng điểm cho “người nhà” (27/10/2015)

>   Agribank mất tiền vì cho doanh nghiệp mượn lại giấy tờ thế chấp (26/10/2015)

>   BIDV: Lãi trước thuế 9 tháng đạt 5,535 tỷ đồng (26/10/2015)

>   NamABank: Dấu ấn 23 năm phát triển thương hiệu (26/10/2015)

>   Nguyên Thống đốc kể chuyện “hậu trường” ngành ngân hàng (26/10/2015)

>   Tổ chức tín dụng tái cơ cấu được vay vốn tới 100% mệnh giá trái phiếu (26/10/2015)

>   MaritimeBank: Lãi sau thuế 6 tháng đầu năm đạt 63 tỷ đồng (26/10/2015)

>   Hai phương án về lãi suất (26/10/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật