Thứ Bảy, 31/10/2015 08:45

Fitch giữ nguyên xếp hạng và triển vọng tín nhiệm Việt Nam

Fitch Ratings vừa thông báo giữ nguyên xếp hạng nhà phát hành (IDR) nội và ngoại tệ dài hạn của Việt Nam ở mức “BB-” với triển vọng ổn định.

Xếp hạng đối với trái phiếu nội và ngoại tệ không đảm bảo có độ ưu tiên cao của Việt Nam cũng được Fitch giữ nguyên ở mức “BB-”. Ngoài ra, Fitch cũng duy trì trần xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Việt Nam ở mức “BB-” và xếp hạng IDR ngoại tệ ngắn hạn ở mức “B”.

Trong thông báo ra ngày 30/10, Fitch cho biết lý do tổ chức này giữ nguyên xếp hạng và triển vọng tín nhiệm của Việt Nam là nhờ sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô cũng như triển vọng vĩ mô khả quan gần đây trong bối cảnh nợ công và thâm hụt ngân sách vẫn còn cao.

Fitch dự báo thâm hụt ngân sách năm 2015 sẽ ở mức 6% GDP, thấp hơn so mức ước tính 6.2% GDP cho năm 2014 dựa trên số liệu đã được điều chỉnh của tổ chức này. Fitch cũng dự báo thâm hụt ngân sách sẽ cải thiện nhẹ vào năm 2016 lên mức 5.4% GDP.

Theo ước tính của Fitch, tổng nợ công (general government gross debt - GGGD) năm 2014 đã tăng lên mức 47.3% GDP, cao hơn so mức bình quân 42.8% GDP của các quốc gia có xếp hạng tín nhiệm “BB” và mức 42.3% trong năm 2013.

Fitch kỳ vọng GGGD sẽ tăng lên mức 49.3% GDP trong năm 2015 và ổn định ở mức khoảng 50% GDP khi các cơ quan quản lý tiến tới việc đạt được mục tiêu tài khóa trung hạn là cắt giảm thâm hụt ngân sách chính thức về dưới 4% GDP. Các cơ quan quản lý cũng từng cho biết sẽ không tìm cách để nâng trần nợ công lên mức 65% GDP.

Tổ chức xếp hạng tín nhiệm này cũng dự báo cán cân tài khoản vãng lai của Việt Nam sẽ thu hẹp về mức 0.8% GDP trong năm 2015, sau khi đạt được mức thặng dư bình quân 4.1% GDP trong 4 năm vừa qua. Trong 10 tháng đầu năm nay, nhập khẩu đã tăng vọt 14.3% trong khi xuất khẩu tăng 8.5%. Điều này đã dẫn đến mức thâm hụt ngân sách 4.1 tỷ USD trong 10 tháng đầu năm 2015, trái với mức thặng dư 2.4 tỷ USD trong cùng kỳ 2014.

Fitch nhận định triển vọng tăng trưởng trung hạn của Việt Nam sẽ được cải thiện đáng kể nếu Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) được các quốc gia thành viên thông qua.

Theo Fitch, các nhân tố chính có thể dẫn đến động thái tín nhiệm tích cực là cam kết kiểm soát thâm hụt tài khóa, qua đó góp phần cải thiện triển vọng nợ công; cũng như sự tiến triển hơn nữa của hoạt động cơ cấu ngân hàng.

Ngược lại, các động thái tín nhiệm tiêu cực có thể bắt nguồn từ việc không kết hợp các chính sách vĩ mô để đem lại sự ổn định cho nền kinh tế, lạm phát thấp và ổn định; cũng như kho dự trữ ngoại hối sụt giảm đến mức có thể làm mất đi sự ổn định của nền kinh tế.

Phước Phạm (Theo Fitch Ratings)

Các tin tức khác

>   Thủ tướng: Tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô (30/10/2015)

>   Chỉ số giá tiêu dùng tháng 10 tăng 0,11% do yếu tố mùa vụ (24/10/2015)

>   21 từ “chưa” trong báo cáo của Thủ tướng (23/10/2015)

>   PGS.TS Trần Đình Thiên: Tăng trưởng 6,5-7% là khả thi (22/10/2015)

>   Chỉ số giá tiêu dùng Thành phố Hồ Chí Minh tăng 0,06% (22/10/2015)

>   CPI tháng 10 tại Hà Nội tăng 0.12% so với tháng trước (21/10/2015)

>   CPI tháng 10/2015 với những dự báo trái chiều, TTCK vượt mốc 600 điểm (21/10/2015)

>   Giai đoạn 2016-2020: Phấn đấu tăng trưởng GDP đạt bình quân 6,5-7% (20/10/2015)

>   Nhập siêu Việt Nam lên 4 tỉ USD (19/10/2015)

>   Chuyên gia ADB đánh giá về kinh tế Việt Nam (16/10/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật