Thứ Ba, 01/09/2015 13:13

Thị trường điện cạnh tranh: Chưa phân hóa được nhóm lợi ích về điện

Sau 3 năm vận hành thị trường phát điện cạnh tranh, vẫn rất khó hình dung về một thị trường cạnh tranh trong bối cảnh ngành điện vẫn do doanh nghiệp nhà nước độc quyền.

Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng mới đây đã khẳng định thành công lớn nhất là vận hành hệ thống điện an toàn, đảm bảo đủ điện cho phát triển kinh tế, xã hội.

Tuy nhiên, qua trình chuyển đổi một ngành vốn dĩ là độc quyền nhà nước sang một ngành hoạt động theo cơ chế thị trường, ông Vượng thừa nhận "còn nhiều tồn tại". Rõ nét nhất là việc có quá nhiều doanh nghiệp (DN) phát điện tham gia gián tiếp thị trường.

Trong số 109 nhà máy điện có công suất 30MW trở lên, mới có 59 nhà máy tham gia thị trường điện với tổng công suất chưa tới 15.000 MW, chiếm tỷ lệ 42% công suất của toàn hệ thống, .

Cùng với đó là một hệ thống tải điện còn yếu, do nhiều năm trước đầu tư mất cân đối giữa nguồn, truyền tải và lưới phân phối, dẫn đến không ít thời điểm vận hành không ổn định.

Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia, đơn vị điều độ hệ thống điện và điều hành thị trường điện đã xác định giá CAN (giá công suất), giá trần thị trường, xác định giá thanh toán thị trường theo từng chu kỳ giao dịch nhưng xem ra, giá mua điện chưa phản ánh đúng quy luật cung cầu.

Theo bà Trần Thị Oanh - Tổng giám đốc Nhà máy Điện Sông Côn - Quảng Nam, việc xác định giá CAN một lần trong năm ảnh hưởng đến quyền lợi của DN phát điện. Việc Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh biên độ tỷ giá tăng tới 3% trong năm nay đã ảnh hưởng rất nhiều đến doanh thu của DN điện.

Trong thiết kế vận hành thí điểm điện giai đoạn I sẽ được triển khai, mô phỏng trên giấy, không thanh toán thực, dự kiến diễn ra từ đầu năm 2016. Giai đoạn 2 vận hành thí điểm sẽ thực hiện trong khoảng 2 năm 2017 - 2018, trước khi vận hành chính thức vào năm 2019.

Theo thiết kế, bên bán điện gồm các đơn vị phát điện sở hữu nhà máy điện có công suất trên 30MW sẽ được trực tiếp tham gia thị trường.

Nhà máy điện được đầu tư theo hình thức xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT), nhà máy thủy điện đa mục tiêu sẽ tham gia theo các hình thức trực tiếp, hoặc qua đơn vị chào giá thay thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

Các nguồn điện nhập khẩu, các nhà máy điện sử dụng năng lượng giá, Mặt Trời, địa nhiệt không phân biệt mức công suất, các nhà máy thủy điện có công suất từ 30MW trở xuống sẽ không tham gia thị trường bán buôn điện cạnh tranh.

Bên mua điện, theo thiết kế, gồm có 5 tổng công ty điện lực gồm miền Bắc, miền Nam, miền Trung, TP. Hà Nội và TP.HCM.

Các đơn vị mua buôn mới được phép tham gia thị trường khi đáp ứng các điều kiện theo quy định của Bộ Công Thương và Công ty Mua bán điện (thuộc EVN). Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia, theo tính toán chi tiết sẽ trở thành một đơn vị hạch toán độc lập trong EVN.

Nhiều nội dung trong bản thiết kế này còn gây tranh cãi trong các hội thảo lấy ý kiến. Điện không giống các loại hàng hóa khác. Người mua buôn phải biết rằng mình bán cho ai và bán với giá bao nhiêu, việc thí điểm vận hành trên giấy chỉ là "chơi lý thuyết".

Một điểm quan trọng nữa, không bao giờ người tham gia thị trường lại là người điều hành thị trường. Một khi 5 đơn vị mua buôn chưa tách khỏi EVN thì chưa thể có thị trường bán buôn điện cạnh tranh.

Các nước trên thế giới không chia thành lộ trình bán buôn, bán lẻ mà thực hiện như một dây chuyền liên tục, từ khâu phát điện cho đến buôn, bán lẻ là một khối thống nhất.

Một thị trường điện cạnh tranh sẽ mang lại lợi ích cho tất cả các bên, trong đó có doanh nghiệp điện lực và người tiêu dùng. Tuy nhiên, thị trường điện sẽ không thể cạnh tranh hoàn hảo khi EVN chưa tái cấu trúc, chưa phân hóa được nhóm lợi ích về điện.

Chỉ còn 3 tháng nữa thị trường bán buôn điện cạnh tranh được vận thành thí điểm, nhưng đến thời điểm này, Bộ Công Thương mới chỉ ban hành thiết kế thị trường điện bán buôn, còn hệ thống công nghệ thông tin tại Trung tâm Điều độ Hệ thống điện quốc gia, các đơn vị phát điện và các công ty điện lực mới thực hiện giai đoạn 1.

Cạnh đó, khung pháp lý cho thị trường bán buôn điện cạnh tranh, khung về đào tạo nâng cao năng lực cho các thành viên tham gia thị trường điện vừa được Bộ Công Thương chỉ đạo Cục Điều tiết Điện lực "khẩn trương xây dựng".

Hải Vân

doanh nhân sài gòn

Các tin tức khác

>   Tràn lan dùng chất cấm nuôi lợn (01/09/2015)

>   “Cửa” nào cho phát triển điện gió ở Việt Nam? (01/09/2015)

>   Ngành chăn nuôi hội nhập bằng trứng vịt, heo sữa? (01/09/2015)

>   Dệt may đi theo thị trường ngách  (31/08/2015)

>   Giá trị ôtô Việt Nam nhập về 8 tháng vượt xa cả năm ngoái (31/08/2015)

>   EVN lãi khủng: Đầu tư lớn đáng lý giá bán phải rẻ... (31/08/2015)

>   Vingroup ứng trước 1.000 tỷ giải quyết “điểm nóng” giao thông Hà Nội (31/08/2015)

>   Kiến nghị cho Kenya Airways khai thác chặng Hà Nội-Quảng Châu (31/08/2015)

>   Vì sao phải mở rộng Nhà máy lọc dầu Dung Quất? (31/08/2015)

>   Hơn 13.000 doanh nghiệp thành lập theo luật mới (31/08/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật