Thứ Tư, 26/08/2015 13:45

TTCK Việt Nam: Hoảng loạn bán tháo!

Mùa thu năm nay, thị trường đang lặp lại một đợt sụt giảm tương tự nhưng với cường độ mạnh hơn. Chỉ sau một phiên, vốn hóa thị trường của cả hai sàn HSX và HNX mất thêm gần 3 tỷ USD, mức độ khốc liệt ngang ngửa với tuần giao dịch cuối tháng 8 năm 2012 khi bầu Kiên bị bắt.

 

 Ảnh minh họa

Tháng 9 năm ngoái, lần đầu tiên sau 5 năm, chỉ số VN-Index trở lại vùng đỉnh của năm 2009, hoạt động chốt lời diễn ra khá mạnh. Nhà đầu tư (NĐT) đang chịu áp lực tâm lý lớn trước vùng đỉnh cũ thì ngày 20/11 Thông tư 36/2014/TT-NHNN chính thức được ban hành, theo đó tổng dư nợ cấp tín dụng đối với hoạt động đầu tư kinh doanh cổ phiếu không vượt quá 5% vốn điều lệ của ngân hàng (giảm mạnh so với quy định cũ 20%). Tương quan cung – cầu lệch hẳn về bên cung khiến thị trường sụt giảm mạnh đưa chỉ số VN-Index từ 644.56 (điểm cao nhất trong phiên 3/9/2014) xuống 513.06 (điểm thấp nhất trong phiên 17/12/2014).

Mùa thu năm nay, thị trường đang lặp lại một đợt sụt giảm tương tự nhưng với cường độ mạnh hơn. Chỉ trong 3 tuần đầu tháng 8, chỉ số VN-Index rơi mất hơn 100 điểm, NĐT đã trải qua một vài phiên nghẹt thở như ngày 24/8 khi bên bán hốt hoảng tháo chạy ở hầu hết các mã cổ phiếu còn bên mua thì cuống cuồng “nhặt dép” khiến VN-Index đóng cửa phiên tại 526.93 điểm, giảm 29.37 điểm, tương ứng 5.28% trong khi thanh khoản trên sàn HSX tăng vọt lên 170 triệu (gấp đôi so với trung bình vài tuần gần đây). Chỉ sau một phiên, vốn hóa thị trường của cả hai sàn HSX và HNX mất thêm gần 3 tỷ USD, mức độ khốc liệt ngang ngửa với tuần giao dịch cuối tháng 8 năm 2012 khi bầu Kiên bị bắt.

Gần 1 năm qua, diễn biến trên thị trường khá phức tạp: từ đầu năm đến nay thanh khoản toàn thị trường sụt giảm mạnh dù tháng 6 và nửa đầu tháng 7 có cải thiện đôi chút; dòng tiền đổ dồn tạo sóng lớn. Nhóm cổ phiếu ngân hàng và một số ít mã được cho là hưởng lợi từ thông tin nới “room ngoại” và hiệp định TPP, có những mã đã đạt mức tăng giá 100% như VCB, BVH... Dù đã điều chỉnh gần 2 tháng nay, mặt bằng giá của nhóm cổ phiếu này vẫn đạt mức tăng khá; đa số cổ phiếu còn lại có giá đi ngang và giảm, nhiều mã giá giảm 60-70%, cá biệt có một số mã giá giảm tới 90%. Đặc biệt những mã thanh khoản cao trước đây như PPC, HAG, KBC, HQC, LCG, DIG, IDI... thì cả giá và thanh khoản cùng sụt giảm mạnh, hầu hết đều có giá giảm 40-50%.

Diễn biến tiêu cực trên thị trường tài chính tiền tệ thế giới, giá dầu thế giới tiếp tục giảm sâu, việc chưa thể kết thúc đàm phán hiệp định TPP sau vòng đàm phán cuối tháng 7 diễn ra tại Hawaii, NHNN điều chỉnh tỷ giá... và một số tin đồn trong nước được cho là nguyên nhân của đợt sụt giảm từ đầu tháng 8 đến nay. Tuy nhiên, người viết cho rằng tình trạng thanh khoản tụt giảm kéo dài, trong khi đó nguồn tiền được đổ dồn tạo sóng tăng nóng cục bộ trên một số ít mã cổ phiếu đã khiến cho NĐT hoài nghi, mất phương hướng thậm chí là bi quan về thị trường. Và khi xuất hiện những thông tin bất lợi thì tâm lý mong manh, yếu đuối chuyển hóa thành hành động bán, cắt lỗ, hoảng loạn, tháo chạy. Và sau đó là bán giải chấp trên diện rộng đã nhấn chìm thị trường như phiên ngày 24/8 vừa qua.

TTCK Mỹ đang điều chỉnh giảm. Như đã dự báo trong bài “Dow Jones và vùng kháng cự 16,700-17,500” giữa tháng 9 năm ngoái, sau vài lần chạm tới 18,300, chỉ số DJIA đang rơi xuống dưới vùng giá 16,700-17,500. Xin được nhấn mạnh lại rằng, đây là một vùng giá đặc biệt đối với xu hướng trung dài hạn của DJIA nên tại đây xuất hiện những phiên dao động lớn như phiên 21-24/8 vừa qua. Người viết vẫn bảo lưu quan điểm chỉ số DJIA sẽ phục hồi và bứt phá thuyết phục qua vùng kháng cự 16,700-17,500 trong nửa cuối 2016.

Diễn biến trên thị trường tài chính tiền tệ Trung Quốc gần đây ít nhiều tác động đến các thị trường thế giới, trong đó có Việt Nam. Một cách tổng quát, nền kinh tế Trung Quốc quả thật đã và đang tồn tại khá nhiều vấn đề. Nhưng người viết cho rằng nền kinh tế nước này có lẽ sẽ có được một đợt phục hồi kỹ thuật trong vài năm tới trước khi có thể rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng. Với xác suất khá cao, chỉ số chứng khoán tổng hợp Thượng Hải (SSEC) có lẽ chưa thể kết thúc xu hướng tăng dài hạn cho dù đang có những biến động lớn và kịch tính trong ngắn hạn.

Tổng hợp phân tích vĩ mô và phân tích kỹ thuật, người viết nhận định xu hướng tăng trung  – dài hạn của VN-Index vẫn được bảo toàn, dù rằng xu hướng trung hạn đang ở điểm nhạy cảm. Kỳ vọng tâm lý thị trường được ổn định trở lại.

Phạm Tường Phán

Các tin tức khác

>   Ông Yun Hang Jin: VN-Index sẽ không đột biến trong giai đoạn còn lại của năm (26/08/2015)

>   Thị trường “xì hơi”, nhóm cổ phiếu nào giảm khốc liệt nhất? (26/08/2015)

>   DNP: Thành viên HĐQT Nguyễn Lưu Thụy bị phạt 35 triệu đồng vì giao dịch "chui" (26/08/2015)

>   VCBS Thành lập Văn phòng đại diện Hải Phòng (26/08/2015)

>   Nhịp đập Thị trường 26/08: Ngoại bán mạnh trong phiên VN-Index tăng 16 điểm (26/08/2015)

>   Top cổ phiếu đáng chú ý đầu phiên 26/08 (26/08/2015)

>   Vietstock tổ chức hội thảo “Dịch chuyển của dòng tiền thông minh giữa các kênh đầu tư” tháng 09/2015 (27/08/2015)

>   26/08: Bản tin 20 giờ qua (26/08/2015)

>   11/09: Bản tin 20 giờ qua (11/09/2015)

>   Thị trường chứng khoán đã tạo đáy? (25/08/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật