Thứ Tư, 26/08/2015 12:01

Thị trường “xì hơi”, nhóm cổ phiếu nào giảm khốc liệt nhất?

Kể từ đầu tháng tháng 8 đến nay (25/08), VN-Index đã mất đứt 90 điểm, tương ứng gần 14%, trong khi đó, HNX-Index cũng không khá hơn khi mất gần 12 điểm. Đi kèm theo diễn biến chỉ số giảm sâu, giá cổ phiếu cũng biến động mạnh, thậm chí có cổ phiếu đã rớt gần 55%.

* “Quả bom” margin kích nổ, tiền rút ra rồi đi đâu?

* Thị trường chứng khoán đã tạo đáy?

 

Nhóm Dầu khí - "tử huyệt" của thị trường

Hai đại diện lớn nhất của nhóm Dầu khí trên sàn HOSE là GAS, PVD lọt vào top đầu nhóm cổ phiếu giảm mạnh nhất, lần lượt là 33% và 27%. Trước áp lực của nguồn cung lớn, giá dầu tiếp tục chuỗi ngày rớt thê thảm là nguyên nhân cốt tử khiến giá của 2 đơn vị này giảm mạnh. Xu hướng giảm của GAS bắt đầu từ tháng 9 năm ngoái sau khi đạt đỉnh 126,000 đồng/cp, chốt phiên 25/8, cổ phiếu này chỉ còn 38,800 đồng/cp, lấy đi tất cả những gì đã gầy dựng trong cả năm 2014 và dần biến GAS từ anh hùng trở thành kẻ tội đồ của thị trường.

Vì mối tương quan quá lớn với giá dầu, kịch bản trên cũng tương đồng với PVD. Ngay cả những nhà đầu tư bi quan nhất cũng không ngờ có một ngày GAS, PVD phải giảm giá thê thảm đến vậy.

Thông tin ghi nhận ngày 25/8, giá dầu WTI và dầu Brent đã giảm xuống còn 39 USD/thùng và 43 USD/thùng, ngưỡng thấp nhất hơn 6 năm qua.

Chung thảm cảnh với PVD và GAS phải kể đến PVT, PXS, PXI và trên HNX có PVB, PVS, PVC. Hết thảy nhóm doanh nghiệp này tính từ đầu tháng 8 đến nay đều giảm mạnh. Mặc cho kết quả kinh doanh ghi nhận qua 6 tháng đầu năm 2015 tăng trưởng tích cực nhưng với bức tranh xám xịt của giá dầu thì mọi sự kỳ vọng của thị trường đều chuyển sang trạng thái tiêu cực.

Từ cổ phiếu cơ bản đến đầu cơ đều lao đao

Một số mã lừng lẫy một thời nhờ những con sóng đầu cơ cực mạnh như HAI, KVC, SHN, ITQ, SDP, VIX… cũng nằm trong bảng giảm sốc. Dòng tiền eo hẹp và cũng phân hóa cực lớn vào nhóm cổ phiếu Ngân hàng, Chứng khoán, Dầu khí khiến nhóm đầu cơ không còn vẻ quyền uy nhiều như trước.

Dù doanh thu tăng trưởng hơn 43% nhưng hụt nguồn thu tài chính cùng với việc theo đuổi chiến lược M&A làm chi phí tài chính tăng cao đã khiến lãi ròng quý 2 của HVG chỉ vỏn vẹn 13 tỷ đồng. Nhiều khả năng đây là nguyên nhân chính khiến kỳ vọng của nhà đầu tư vào cổ phiếu này trong ngắn hạn có phần lung lay. Tính từ đầu tháng 8, HVG đã giảm gần 26.5%.

Mặc dù chỉ mới chính thức giao dịch trên HOSE đúng 5 phiên nhưng FIT đã lọt vào top những cổ phiếu rơi mạnh nhất. Tính đến phiên thứ 5, FIT đã mất đứt gần 22%, còn 9,500 đồng/cp. “Của trời cho” đã được nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu này tận dụng triệt để khi FIT nâng giá tham chiếu khi chuyển sàn HOSE. Chính vì vậy, dù thời gian giao dịch ít hơn hẳn so với nhóm doanh nghiệp còn lại, FIT vẫn nghiễm nhiên đứng vào hàng ngũ nhóm cổ phiếu giảm sốc tính từ đầu tháng đến nay.

Riêng KBC, áp lực tin đồn đã khiến mã này giảm sốc. Cùng với phiên tháo chạy hơn gấp rút của nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN) trong phiên 21/8 khiến tình hình càng thêm trầm trọng hơn bội phần. Thị trường chứng khoán Việt Nam từ 1-2 năm trở lại đây, quá nhiều tin đồn đã trở thành sự thật và bài học xương máu khiến các quỹ đầu tư ngoại thấm thía nhất là câu chuyện của JVC khi lãnh đạo doanh nghiệp bị bắt giam. Vì lẽ đó, cách phản ứng của NĐTNN ở trường hợp của KBC đã quyết liệt hơn trước rất nhiều. Kết quả, chiếm hơn 67% thanh khoản của phiên, hơn 11.7 triệu cp KBC đã được khối ngoại bán tống bán tháo trong phiên 21/8.

Kết quả kinh doanh sa sút, lỗ ròng quý 2 của SMC lên đến 141 tỷ đồng, nâng mức lỗ ròng 6 tháng đầu năm lên 181 tỷ đồng, cách quá xa so với ước lỗ 70 tỷ đồng ban lãnh đạo doanh nghiệp này dự đoán tại ĐHĐCĐ thường niên giữa tháng 4. Giá cổ phiếu SMC mất trọn 20% từ đầu tháng đến nay. Thực sự, SMC đã bắt đầu xu hướng giảm vào cuối năm 2014 khi kết quả kinh doanh xuất hiện nhiều tín hiệu không tốt do giá thép trên thị trường sụt giảm liên tục.

Câu chuyện của PPC lại liên quan nhiều đến các món vay nợ bằng ngoại tệ. Hiện PPC đang nợ EVN hơn 24 tỷ JPY. Việc VNĐ mất giá 5% sau khi NHNN tăng biên độ tỷ giá của những ngày gần đây nhiều khả năng sẽ khiến doanh nghiệp này không còn được ghi nhận khoản lãi lớn từ chênh lệch tỷ giá như 1-2 năm trước đây do đồng Yên sụt giảm mạnh.

Điểm này cũng khá đúng với trường hợp của NT2, BCC HT1 vốn là nhóm doanh nghiệp có vay nợ ngoại tệ lớn bằng Euro và Yên nhật.

Lập đỉnh vào cuối tháng 7, bước qua tháng 8 sóng Ngân hàng “nguội” dần khi các đơn vị trong ngành quay trở đầu giảm mạnh. Tính từ đầu tháng 8, cổ phiếu Ngân hàng giảm cũng không hề ít, điển hình như BID (-18%), VCB (-16.3%), EIB (-11.8%),… Dẫu vậy, bức tranh về triển vọng của nhóm ngành này có nhiều điểm sáng hơn so với điểm tối thông qua công cuộc tái cơ cấu, mua bán sáp nhập, cũng như gây được sức hút lớn với NĐTNN.      

Một “ông lớn” trong ngành xây dựng cơ sở hạ tầng trên sàn HNX là HUT cũng trầm mình trước áp lực bán mạnh khi các CTCK kỳ vọng lợi nhuận ròng 2015 của đơn vị này sẽ giảm mạnh gần 50% so với năm trước. Theo kế hoạch năm nay, công ty chủ yếu ghi nhận dự án BT39, có tổng mức đầu tư 1,882 tỷ; trong khi năm 2014, HUT ghi nhận chủ yếu từ dự án BT21 có tổng mức đầu tư 3,802 tỷ đồng.

Phương Chi

Các tin tức khác

>   DNP: Thành viên HĐQT Nguyễn Lưu Thụy bị phạt 35 triệu đồng vì giao dịch "chui" (26/08/2015)

>   VCBS Thành lập Văn phòng đại diện Hải Phòng (26/08/2015)

>   Nhịp đập Thị trường 26/08: Ngoại bán mạnh trong phiên VN-Index tăng 16 điểm (26/08/2015)

>   Top cổ phiếu đáng chú ý đầu phiên 26/08 (26/08/2015)

>   Vietstock tổ chức hội thảo “Dịch chuyển của dòng tiền thông minh giữa các kênh đầu tư” tháng 09/2015 (27/08/2015)

>   26/08: Bản tin 20 giờ qua (26/08/2015)

>   11/09: Bản tin 20 giờ qua (11/09/2015)

>   Thị trường chứng khoán đã tạo đáy? (25/08/2015)

>   ATA: Tổ chức ĐHĐCĐ bất thường bàn việc nới room tối đa (25/08/2015)

>   Offline Câu lạc bộ PTKT Vietstock Tháng 08/2015: Phân tích Kỹ thuật và các Chiến lược Đầu tư Mạo hiểm (26/08/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật