Ngành may mặc “kêu cứu” vì hàng giả, hàng nhái
Cần cho phép doanh nghiệp được ghi nhận chi phí bảo vệ thương hiệu vào trong giá thành sản phẩm, để các thương hiệu trong nước cạnh tranh với những thương hiệu may mặc nước ngoài.
Ông Lê Tiến Trường, tổng giám đốc Tập đoàn Dệt may VN (Vinatex), vừa có kiến nghị với Chính phủ và các bộ ngành liên quan về việc cần cho phép doanh nghiệp được ghi nhận chi phí bảo vệ thương hiệu vào trong giá thành sản phẩm, để các thương hiệu trong nước cạnh tranh với những thương hiệu may mặc nước ngoài.
Đồng thời đề xuất giảm thuế nhập khẩu nguyên phụ liệu cho ngành dệt may do bị phụ thuộc khá nhiều vào nguồn cung nguyên liệu nhập khẩu.
Ông Trường cũng đề nghị cơ quan thực thi pháp luật cần tăng cường công tác kiểm tra, phản ứng nhanh khi tiếp nhận đơn yêu cầu xử lý vi phạm của doanh nghiệp và áp dụng khung hình phạt nghiêm minh hơn nữa đối với các trường hợp làm giả, làm nhái và vi phạm bản quyền các thương hiệu đã được bảo hộ.
Theo ông Trường, những đề xuất nói trên được đặt trong bối cảnh các doanh nghiệp sản xuất may mặc hàng nội địa có thương hiệu, uy tín của Vinatex đang bị làm giả, nhái tràn lan trên thị trường.
Ngoài ra, trên thị trường xuất hiện tình trạng làm nhái thương hiệu nổi tiếng nước ngoài như Zara, Mango, H&M... với giá rẻ hơn nhiều so với hàng chính hãng, gây khó khăn cho các doanh nghiệp nội địa.
T.V.N
tuổi trẻ
|