Thứ Tư, 26/08/2015 16:31

Mỹ vẫn để ngỏ khả năng tăng lãi suất sau nhiều tín hiệu tích cực

Niềm tin tiêu dùng tại Mỹ đạt mức cao nhất của bảy tháng trong tháng 8/2015, trong khi doanh số bán nhà đơn lập mới cũng phục hồi trong tháng Bảy đã phản ánh đà phục hồi ấn tượng của nền kinh tế lớn nhất thế giới, qua đó phần nào hỗ trợ quyết định tăng lãi suất trong năm nay của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).

Theo số liệu vừa công bố của tổ chức The Conference Board, chỉ số niềm tin tiêu dùng của Mỹ trong tháng 8/2015 đã tăng thêm 10,5 điểm lên 101,5 điểm, mức cao nhất được ghi nhận kể từ tháng Một năm nay, trong bối cảnh thị trường lao động khởi sắc.

Chuyên gia kinh tế Adam Collins thuộc công ty nghiên cứu Capital Economics nhận định niềm tin tiêu dùng tăng cao là một minh chứng cho thấy triển vọng tiêu dùng tại Mỹ trong nửa cuối năm nay vẫn rất sáng.

Bên cạnh đó, doanh số bán nhà mới tại nền kinh tế lớn nhất thế giới đạt 507.000 ngôi nhà trong tháng Bảy, tăng 25,8% so với cùng kỳ năm ngoái.

Đồng thời giá nhà tại Mỹ cũng tăng nhẹ 3% trong tháng 7/2015 so với tháng Sáu, lên mức trung bình là 285.900 USD, mức cao nhất kể từ tháng Tư, trong bối cảnh nguồn cung nhà bị hạn chế.

Theo chuyên gia tài chính Chris Rupkey thuộc Ngân hàng MUFG Union Bank tại New York thì đây là những bằng chứng cho thấy một sự tiến bộ lớn của kinh tế Mỹ và triển vọng tăng lãi suất dường như đang đến gần.

Đón nhận nhiều tin vui là thế, song kinh tế Mỹ, cũng như bao nền kinh tế khác, vừa phải đối mặt với một cơn chấn động trên các sàn chứng khoán thế giới với các cuộc bán tháo liên tiếp bắt đầu từ tuần trước, trước những quan ngại về đà tăng trưởng chậm lại của kinh tế Trung Quốc.

Đây là nguyên nhân chính khiến nhiều chuyên gia cho rằng Fed có thể sẽ hoãn lộ trình tăng lãi suất trong tháng Chín tới do thể chế này cần dành thời gian để phân tích tình hình đang diễn ra.

Theo chuyên gia kinh tế Chris Christopher thuộc IHS Global Insight, nhiều khả năng Fed sẽ dời thời điểm tăng lãi suất tới tháng 12.

Trong một diễn biến có liên quan, Washington dự kiến sẽ cắt giảm thâm hụt ngân sách trong tài khóa 2015 xuống còn 426 tỷ USD từ mức ước tính trước đó là 486 tỷ USD, mức thâm hụt thấp nhất kể từ năm 2007.

Tuy nhiên, Văn phòng Ngân sách Quốc hội (CBO) của Mỹ cũng cảnh báo rằng tình trạng dân số già hóa cùng chi phí các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tăng cao có thể đẩy thâm hụt ngân sách của nền kinh tế số một thế giới lên cao vào cuối thập niên này, và thậm chí có thể vượt mức 1.000 tỷ USD vào năm 2025.

Vietnam+

Các tin tức khác

>   Brazil lo ngại "hiệu ứng" khi chứng khoáng Trung Quốc lao dốc (26/08/2015)

>   “Cửa” tăng lãi suất vào tháng 9 của FED có rộng? (26/08/2015)

>   Phá giá tiền tệ: Cuộc chiến có thể bằng 0 (26/08/2015)

>   Vì sao Trung Quốc hạ lãi suất chuẩn và tỷ lệ dự trữ bắt buộc? (26/08/2015)

>   Vàng xuống sát đáy 1 tuần khi Trung Quốc hạ lãi suất (26/08/2015)

>   Dầu trở lại trên 39 USD/thùng khi nỗi lo Trung Quốc lắng dịu (26/08/2015)

>   Kinh tế Anh sẽ tăng trưởng mạnh hơn dự kiến cho tới năm 2016 (25/08/2015)

>   Tiếp bước Trung Quốc, các nền kinh tế đang nổi phá giá đồng nội tệ (25/08/2015)

>   Indonesia giữ nguyên lãi suất chuẩn để bảo vệ đồng rupiah (25/08/2015)

>   Trung Quốc hạ lãi suất và dự trữ bắt buộc (25/08/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật