Thứ Ba, 25/08/2015 22:01

Tiếp bước Trung Quốc, các nền kinh tế đang nổi phá giá đồng nội tệ

Các nền kinh tế đang nổi trên thế giới đang để đồng nội tệ của họ trượt giá để duy trì sức cạnh tranh, sau khi đồng nhân dân tệ của Trung Quốc bị phá giá trong khi đồng USD mạnh lên trước khả năng Mỹ có thể tăng lãi suất.

Đồng nội tệ nhiều nước phá giá do tác động của đồng NDT.

Những tuần gần đây, đồng nội tệ của các quốc gia đang nổi đã chịu ảnh hưởng bởi những đồn đoán trên thị trường về khả năng Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể tăng lãi suất ngay trong tháng 9 này. Theo nhà phân tích Kit Juckes của ngân hàng Societe Generale, các quốc gia này “lo ngại các dòng vốn đầu tư đáng kể sẽ rút khỏi nước họ nếu Fed tăng lãi suất trong tháng 9-2015, cũng như lo ngại về việc đồng nhân dân tệ tiếp tục giảm giá và tốc độ tăng trưởng trì trệ của kinh tế toàn cầu”. Các nhân tố khác, bao gồm sự tụt giảm mạnh của giá dầu và khí đốt - vốn là các sản phẩm xuất khẩu chính của nhiều nền kinh tế đang nổi - cũng kéo theo sự tụt giá của các đồng nội tệ nước này hoặc buộc Chính phủ các nước phải phá giá đồng nội tệ.

Ngày 20-8, Kazakhstan đã quyết định ngừng can thiệp vào thị trường tiền tệ và cho phép thả nổi tự do đồng tenge của nước này để ứng phó với sự sụt giảm của giá dầu - mặt hàng xuất khẩu chính của quốc gia Trung Á này. Kết quả là lần đầu tiên trong lịch sử, đồng tenge bị giảm giá tới 23%, xuống mức 1 USD đổi được 257 tenge. Theo nhà phân tích Jasper Lawler của công ty CMC Markets, mục đích của động thái này là để cho phép hàng hóa của Kazakhstan trở nên cạnh tranh hơn với các mặt hàng giá rẻ nhập khẩu từ nước ngoài. Trong khi đó, tại Nga, dưới sức ép của việc giá dầu sụt giảm và tác động của các biện pháp trừng phạt của phương Tây vì cuộc xung đột ở Ukraine từ năm 2014, đồng ruble trong tuần này đã lại sụt giá so với đồng USD. Việc đồng ruble giảm giá trong bối cảnh nền kinh tế Nga ngày càng rơi vào suy thoái đã gây ra hậu quả nghiêm trọng cho các nước láng giềng, và đây được coi là nhân tố chính tác động đến việc Kazakhstan phá giá đồng tenge.

Việc giảm giá đồng nội tệ đã lan tràn khắp các nền kinh tế đang nổi trên thế giới, ví dụ như đồng rand của Nam Phi và đồng rupiah của Indonesia đã giảm xuống mức thấp nhất trong lịch sử so với đồng USD. Tuy nhiên, theo nhà phân tích Juckes, nếu như đồng rupiah của Indonesia mất giá chủ yếu bởi giá xuất khẩu các mặt hàng của nước này giảm, thì đồng real của Brazil và đồng liar của Thổ Nhĩ Kỳ giảm giá vì các nguyên nhân khác không đơn thuần chỉ là kinh tế. Ông nhấn mạnh rằng Brazil đang đối mặt với vụ bê bối tham nhũng lớn cũng như tốc độ tăng trưởng gần như bằng 0%, trong khi đồng liar của Thổ Nhĩ Kỳ bị ảnh hưởng bởi những quan ngại về an ninh và bất ổn chính trị ngày càng tăng.

M. Châu

hải quan

Các tin tức khác

>   Indonesia giữ nguyên lãi suất chuẩn để bảo vệ đồng rupiah (25/08/2015)

>   Trung Quốc hạ lãi suất và dự trữ bắt buộc (25/08/2015)

>   Đức đạt thặng dư ngân sách trên 21 tỷ euro nửa đầu năm 2015 (25/08/2015)

>   Triển vọng giá dầu thế giới tiếp tục ảm đạm trong ngắn hạn (25/08/2015)

>   Trung Quốc đang thiếu hụt thanh khoản trầm trọng? (25/08/2015)

>   Các ngân hàng chi 260 tỷ USD kiện tụng sau khủng hoảng tài chính (25/08/2015)

>   Nhân dân tệ tiếp tục mất giá (25/08/2015)

>   Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc: 7% hay chỉ... 2%? (25/08/2015)

>   Khủng hoảng sẽ gọi tên nước nào? (25/08/2015)

>   Vàng giảm, bạch kim sụt 5%, đồng vẫn ở đáy 6 năm (25/08/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật