Thứ Ba, 25/08/2015 14:59

Các ngân hàng chi 260 tỷ USD kiện tụng sau khủng hoảng tài chính

Nghiên cứu mới nhất của Morgan Stanley được tiến hành tại năm ngân hàng lớn nhất của Mỹ và 20 ngân hàng hàng đầu châu Âu cho hay làn sóng phạt và kiện tụng quét qua ngành tài chính toàn cầu kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2007-2008 đã làm các ngân hàng này phải tiêu tốn khoảng 260 tỷ USD cho các khoản chi phí kiện tụng tính tới thời điểm này và dự tính sẽ khiến họ phải chi thêm khoảng 65 tỷ USD trong hai năm tới.

Ảnh minh họa. (Nguồn: businessinsider.com)

Trong số 25 ngân hàng này, các ngân hàng Mỹ như Bank of America, Morgan Stanley, JPMorgan, Citibank và Goldman Sachs chi phần lớn số tiền phí kiện tụng nói trên, tổng cộng lên tới khoảng 137 tỷ USD tính tới thời điểm này và ước tính sẽ phải nộp khoảng 15 tỷ USD trong hai năm tới.

Trong khi đó, tốp 20 ngân hàng lớn nhất châu Âu đã phải chi khoảng 125 tỷ USD cho các khoản phí kiện tụng và dự kiến sẽ chi khoảng 50 tỷ USD trong thời gian tới.

Giám đốc Huw van Steenis thuộc ngân hàng Morgan Stanley cho hay các khoản phí này liên quan đến các vụ kiện gian lận các loại, từ thao túng tỷ giá hối đoái đến chứng khoán được đảm bảo bằng tài sản thế chấp ở Mỹ hay bán bảo hiểm thanh toán (PPI) các khoản vay, thế chấp, tín dụng cho khách hàng ở Anh mà không giải thích thỏa đáng hoặc lờ đi coi đó là khoản mua bảo hiểm bắt buộc đi kèm.

Việc phải nộp các khoản nộp phí kiện tụng này ảnh hưởng không nhỏ tới các ngân hàng, trong bối cảnh các ngân hàng này đang nỗ lực áp dụng nhiều biện pháp khác nhau để giảm nguy cơ bị kiện tụng trong tương lai.

Theo Morgan Stanley, số tiền phạt lớn nhất trong số các ngân hàng Thụy Sĩ từ năm 2009 là khoản 7,4 tỷ USD đối với ngân hàng lớn nhất Thụy Sĩ UBS và khoản 4,8 tỷ USD của ngân hàng lớn thứ hai Credit Suisse.

Tuy nhiên, những con số này chỉ rất nhỏ so với tổng số tiền phạt 259 tỷ USD của tất cả các ngân hàng trên thế giới liên quan đến các vụ kiện hình sự và dân sự.

UBS được dự báo sẽ phải đ ối mặt thêm khoản phạt 2,3 tỷ USD và Credit Suisse là 2,9 tỷ USD chủ yếu liên quan đến cáo buộc vi phạm vấn đề ngoại hối và dàn xếp lãi suất liên ngân hàng trên thị trường London (Libor).

Đó là chưa kể đến những khoản tiền phạt UBS và Credit Suisse đã phải trả liên quan đến những cáo buộc giúp các công dân Mỹ trốn thuế.

Tính tới thời điểm hiện nay, các ngân hàng hàng đầu thế giới này phải nộp số tiền phí kiện tụng lớn nhất là 110 tỷ USD cho các vụ kiện liên quan đến tài sản thế chấp, tiếp đến là 43 tỷ USD cho các vụ kiện bán bảo hiểm PPI, 15 tỷ USD cho các vụ thao túng tỷ giá hối đoái, 15 tỷ USD cho các vụ rửa tiền và 10 tỷ USD cho kiện gian lận lãi suất Libor và lãi suất liên ngân hàng châu Âu (Euribor).

Ngân hàng phải nộp các khoản phí kiện tụng nhiều nhất là Bank of America với 65,6 tỷ USD, tiếp theo là JPMorgan với 42,4 tỷ USD và Lloyds với 26,6 tỷ USD./.

vietnam+

Các tin tức khác

>   Nhân dân tệ tiếp tục mất giá (25/08/2015)

>   Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc: 7% hay chỉ... 2%? (25/08/2015)

>   Khủng hoảng sẽ gọi tên nước nào? (25/08/2015)

>   Vàng giảm, bạch kim sụt 5%, đồng vẫn ở đáy 6 năm (25/08/2015)

>   Cựu Thứ trưởng Tài chính Trung Quốc được đề cử làm Chủ tịch AIIB (25/08/2015)

>   Dầu WTI và dầu Brent bốc hơi xấp xỉ 6% xuống thấp nhất hơn 6 năm (25/08/2015)

>   Trung Quốc dùng quỹ hưu trí cứu chứng khoán (24/08/2015)

>   Microsoft sa thải 2.300 nhân viên tại Phần Lan, đóng cửa nhà máy  (24/08/2015)

>   Kinh tế Saudi Arabia có thể trụ được bao lâu với giá dầu hiện nay? (24/08/2015)

>   Kinh tế ngầm Trung Quốc ở châu Âu (24/08/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật