Thứ Tư, 26/08/2015 13:16

Phá giá tiền tệ: Cuộc chiến có thể bằng 0

"Phá giá tiền tệ không phải là vũ khí thương mại" - bài học này được nhắc lại trong bối cảnh nhiều quốc gia lao vào một cuộc đua tự làm mất giá đồng tiền...

Khi Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (TQ) phá giá liên tiếp đồng nhân dân tệ xuống tỷ giá thấp nhất so với USD kể từ những năm 1990, rất nhiều người đã nghĩ rằng "chiến tranh tiền tệ” đã xảy ra - một cuộc chiến vốn ám ảnh nền kinh tế toàn cầu kể từ khi cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.

Nhưng động thái bất ngờ này của Bắc Kinh gây ra nhiều phản ứng chính trị, đặc biệt là Mỹ, đã bỏ qua những gì mà nhiều nhà kinh tế thương mại đã cảnh báo từ lâu: tiền tệ không phải là vũ khí thương mại. The Financial Times dẫn một nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới tại 46 quốc gia, bao gồm TQ, cho thấy, phá giá tiền tệ hiện nay như một công cụ để thúc đẩy xuất khẩu chỉ có một nửa hiệu quả so với giữa những năm 1990. Hơn nữa, các nhà kinh tế của Ngân hàng Thế giới cho thấy, các nền kinh tế càng hội nhập sâu vào kinh tế toàn cầu thì thay đổi tiền tệ càng có ít hiệu quả xuất khẩu.

 

"Đối với các nước như TQ, làm suy yếu đồng tiền để tìm kiếm lợi thế cạnh tranh trong thương mại toàn cầu, sẽ có sự phân biệt giữa tác động của sự mất giá và tác động thực tế khấu hao", chuyên gia kinh tế Michele Ruta, nhận xét. Theo ông, có một số lý do cho thấy tác động của đồng tiền mất giá sẽ ít hơn nhiều so với trước kia. Trong đó, lý do lớn nhất là sự phát triển của chuỗi cung ứng toàn cầu trong hai thập kỷ qua, qua đó, nhiều sản phẩm hiện nay là sự tích hợp của các bộ phận được sản xuất ở nhiều quốc gia khác nhau.

Đồng tiền yếu vẫn hạ thấp chi phí và do đó nâng cao khả năng cạnh tranh quốc tế của nhiều mặt hàng xuất khẩu trong khi tăng chi phí nhập khẩu. Chẳng hạn, một đồng đô la Úc yếu sẽ làm giảm chi phí của một chai vang xuất khẩu của nước này và làm cho nó hấp dẫn hơn ở thị trường nước ngoài. Nó cũng đồng thời sẽ làm tăng giá hàng nhập khẩu vào Úc của đối thủ người Pháp hay Chile, qua đó hỗ trợ cho ngành sản xuất vang địa phương.

Nhưng đối với nhiều sản phẩm phức tạp, như mặt hàng điện tử lắp ráp tại Trung Quốc, rất khó để tính toán tác động thực sự. Ví dụ, một chiếc smartphone có màn hình nhập khẩu từ Nhật Bản, chip từ Hàn Quốc, trong khi các bộ phận khác có nguồn gốc ở Đông Nam Á, châu Âu và thậm chí cả Mỹ, vì vậy, về lý thuyết, ngay cả khi một đồng nhân dân tệ yếu giúp chiếc smartphone Trung Quốc này giảm giá chung trên thị trường quốc tế, nhưng lại làm tăng chi phí của các linh kiện nhập khẩu.

Vì lý do đó, các nhà kinh tế thương mại ngày càng nhìn vào "giá trị gia tăng" từ sản phẩm. Bất cứ nơi nào có thể mua một chiếc iPhone được thiết kế tại California và lắp ráp tại Trung Quốc, thì phần lớn lợi nhuận vào tay Apple chứ không phải cho Foxconn hoặc người lao động ở đại lục.

Tuy nhiên, bất chấp sự thay đổi trong nền kinh tế toàn cầu, trong trường hợp của TQ, có một lý do giải thích tại sao các nhà xuất khẩu có thể đạt được nhiều lợi ích hơn từ một đồng tiền yếu. Nhập khẩu của TQ đã giảm đáng kể trong thập kỷ qua và nước này đã mở rộng chuỗi cung ứng riêng, nhằm làm chậm đà tăng trưởng trong thương mại toàn cầu những năm gần đây.

Trong bối cảnh cạnh tranh tiền tệ, Hàn Quốc, Indonesia, Malaysia, dù biết rõ mất giá tiền tệ chưa chắc có thể thúc đẩy xuất khẩu nhưng dường như không còn lựa chọn nào khác ngoài việc tiếp tục phá giá đồng tiền để bảo vệ xuất khẩu trước đòn tấn công của TQ. Nhưng trong một lưu ý cho các khách hàng, Marc Chandler, giám đốc toàn cầu về chiến lược tiền tệ cho Brown Brothers Harriman, chỉ ra rằng, đồng yên Nhật đã giảm hơn 17% so với đồng USD trong năm qua, đồng thời xuất khẩu của Nhật Bản cũng sụt giảm nhiều nhất trong 5 năm qua.

Xu hướng tương tự xảy ra ở Hàn Quốc, Đài Loan và thậm chí Đức. "Thông điệp quan trọng mà rất nhiều người lãng quên là muốn xuất khẩu của Mỹ, châu Âu hay Trung Quốc tốt hơn không phải làm suy yếu đồng tiền, mà là làm cho nhu cầu toàn cầu mạnh mẽ hơn", ông Chandler nói.

Hà Cúc

doanh nhân sài gòn

Các tin tức khác

>   Vì sao Trung Quốc hạ lãi suất chuẩn và tỷ lệ dự trữ bắt buộc? (26/08/2015)

>   Vàng xuống sát đáy 1 tuần khi Trung Quốc hạ lãi suất (26/08/2015)

>   Dầu trở lại trên 39 USD/thùng khi nỗi lo Trung Quốc lắng dịu (26/08/2015)

>   Kinh tế Anh sẽ tăng trưởng mạnh hơn dự kiến cho tới năm 2016 (25/08/2015)

>   Tiếp bước Trung Quốc, các nền kinh tế đang nổi phá giá đồng nội tệ (25/08/2015)

>   Indonesia giữ nguyên lãi suất chuẩn để bảo vệ đồng rupiah (25/08/2015)

>   Trung Quốc hạ lãi suất và dự trữ bắt buộc (25/08/2015)

>   Đức đạt thặng dư ngân sách trên 21 tỷ euro nửa đầu năm 2015 (25/08/2015)

>   Triển vọng giá dầu thế giới tiếp tục ảm đạm trong ngắn hạn (25/08/2015)

>   Trung Quốc đang thiếu hụt thanh khoản trầm trọng? (25/08/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật