Thứ Ba, 25/08/2015 07:43

Đầu tư từ ASEAN: Đã 'mua' được láng giềng gần...?

Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến ngày 20/6/2015, khu vực ASEAN có 2.632 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 54,6 tỷ USD. Số vốn đầu tư bình quân 1 dự án của các nhà đầu tư ASEAN là 20,7 triệu USD, cao hơn rất nhiều so với vốn bình quân 1 dự án FDI tại Việt Nam là 13,9 triệu USD.

Ảnh minh họa

Các nhà đầu tư ASEAN cũng khá “khôn ngoan” khi chọn những điểm đầu tư “màu mỡ” nhất trên đất Việt khi rót tới 15,07 tỷ USD vốn cho 1.144 dự án vào TP.Hồ Chí Minh, sau đó là Hà Nội có 417 dự án, tổng vốn 8,58 tỷ USD.

“Soi” thêm các số liệu thống kê, chỉ riêng Singapore, Malaysia và Thái Lan đã chiếm đến 95,4% tổng vốn FDI của khu vực ASEAN đăng ký đầu tư vào Việt Nam. Singapore dẫn đầu với 1.428 dự án (32,2 tỷ USD); Malaysia 499 dự án (12,06 tỷ USD); Thái Lan 392 dự án (6,8 tỷ USD).

Nhiều chuyên gia kinh tế có chung nhận xét: Môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam thông thoáng, thuận lợi, đã thu hút mạnh mẽ các nhà đầu tư ASEAN- những quốc gia “láng giềng gần”.

Dòng vốn FDI của khu vực ASEAN vào Việt Nam như những “dòng sông mang nặng phù sa” chảy vảo nền kinh tế Việt Nam.

“Chiếu” theo góc rộng, các nhà đầu tư ASEAN vào Việt Nam tập trung nhiều nhất trong lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo với 1.009 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký 22,2 tỷ USD (chiếm 40,8%). “Chất” đầu tư chính là ở những con số này, bởi đây là lĩnh vực mà Việt Nam đang và sẽ cần thu hút đầu tư nhiều nhất.

Tuy nhiên, lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo dù có nhiều dự án vượt trội song nếu tham chiếu với lĩnh vực kinh doanh bất động sản (chỉ có 97 dự án nhưng tổng vốn đầu tư đăng ký tới 16,6 tỷ USD, chiếm 30,4%) cho thấy kết quả: Vốn đầu tư mỗi dự án công nghiệp khá nhỏ bé, chưa đạt được như kỳ vọng.

Thêm nữa, các nhà đầu tư ASEAN đầu tư vào Việt Nam chủ yếu theo hình thức 100% vốn nước ngoài với 1.962 dự án, tổng vốn 35 tỷ USD, chiếm 64,3% tổng vốn đầu tư đăng ký; đầu tư theo hình thức liên doanh chỉ có 609 dự án... Điều đó có nghĩa, các “mối lương duyên” giữa doanh doanh nghiệp Việt- Thái chưa có nhiều, sức lan tỏa của các dự án FDI đến doanh nghiệp Việt không lớn, thậm chí còn tạo nên những sự “chèn lấn” nhất định.

Làm thế nào để tăng sức lan tỏa, gắn kết về công nghệ, kỹ năng, quản trị... của khu vực FDI, không riêng từ các nước ASEAN, để doanh nghiệp trong nước “tận thu” được cả các lợi ích trực tiếp và gián tiếp?

Trần Phương

công thương

Các tin tức khác

>   Gỡ rào cản phát triển thủy sản thị trường nội địa (24/08/2015)

>   EVN “than khó” sau 3 năm tái cơ cấu (24/08/2015)

>   Xuất khẩu sắn cả năm có thể đạt 1,5 tỷ USD (24/08/2015)

>   Bao giờ TP.HCM có đường trên cao? (24/08/2015)

>   Chiêu trốn thuế mới của doanh nghiệp nhập ô tô (24/08/2015)

>   Bộ Tài chính nói gì trước lời "kêu cứu" của Vinaxuki? (04/03/2016)

>   Thị trường viễn thông: Cuộc chiến “giá bán dưới giá thành” (24/08/2015)

>   Nhiều cảng hàng không, sân bay có nhu cầu điều chỉnh (24/08/2015)

>   Trạm cân có cũng như… không (24/08/2015)

>   Sản xuất xe hơi nguyên chiếc hay sản xuất phụ kiện? (23/08/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật