Thứ Ba, 14/07/2015 22:29

Xuất khẩu tôm sang Anh tăng mạnh

Trong bức tranh XK tôm Việt Nam sang EU, Anh được coi là thị trường tiềm năng trong năm nay, bởi XK tôm sang thị trường này duy trì sức tăng trưởng cao trong nhiều tháng, ngay cả trong thời điểm XK tôm sang các thị trường khác có xu hướng giảm sút. Mặc dù NK tôm vào Anh đang giảm, nhưng tôm Việt Nam vẫn tăng trưởng khả quan tại thị trường này.

Đứng thứ hai sau Đức về NK tôm của Việt Nam, Anh là thị trường duy nhất trong khối EU có tốc độ tăng trưởng dương (51%) trong 5 tháng đầu năm nay, trong khi các thị trường lớn khác trong khối như Đức và Hà Lan đều giảm NK tôm từ Việt Nam lần lượt là 13% và 9%.

Theo thống kê Hải quan Việt Nam, tháng 5/2015, XK tôm Việt Nam sang Anh đạt 9,4 triệu USD, tăng 100% so với tháng 4/2015. 5 tháng đầu năm, XK tôm sang thị trường này đạt  36,2 triệu USD, tăng 50,9% so với cùng kỳ năm 2014.

Trong số các thị trường riêng lẻ NK tôm của Việt Nam, mặc dù là thị trường nhỏ chỉ chiếm 3,5% tổng XK tôm của Việt Nam, XK tôm sang Anh có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong số tất cả các thị trường NK tôm của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm nay.

NK tôm vào Anh tăng trưởng khá tốt trong 5 năm trở lại đây, duy nhất năm 2012, NK giảm 11%. Theo thống kê của ITC, 4 tháng đầu năm nay, NK tôm của Anh giảm 2,9% do kinh tế EU vẫn chưa hồi phục, đồng EUR giảm giá so với USD khiến các nhà NK phải trả giá cao hơn cho cùng 1 khối lượng hàng hóa.

4 tháng đầu năm nay, Việt Nam đứng thứ 4 về cung cấp tôm cho Anh, sau Bangladesh, Ấn Độ và Canada; chiếm 10% tổng NK tôm của Anh.  

Các nước Đông Nam Á như Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan là các đối thủ cạnh tranh với Việt Nam ở thị trường Anh.

Trên thị trường Anh, Việt Nam cạnh tranh về giá so với Ấn Độ do nhà cung cấp này có giá XK thấp hơn. Tháng 4/2015, giá XK tôm Việt Nam sang Anh đạt 11,8 USD/kg trong khi Ấn Độ chỉ 10 USD/kg. Các nhà cung cấp còn lại đều có giá XK cao hơn từ 1 -5 USD/kg.

4 tháng đầu năm nay, trong khi NK tôm từ Việt Nam tăng 16,8% thì NK tôm từ Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan lần lượt giảm 20%, 30% và 22%.

Tôm Việt Nam có nhiều lợi thế hơn so với các nước cạnh tranh khác như Thái Lan hay Ấn Độ trong những tháng đầu năm nay.

Tôm Thái Lan chịu tác động mạnh sau những thông tin bất lợi về ngành đăng tải trên truyền thông của Anh.  Tháng 6/2014 tờ The Guardian của Anh đã đăng tải bài viết về việc ngành tôm Thái Lan, đã sử dụng lượng lớn bột cá do các tàu khai thác sử dụng lao động trái phép.

Ngoài ra, năm 2014, tôm hấp và chế biến của Thái Lan XK sang EU không còn được hưởng quy chế ưu đãi GSP nên mức thuế tăng lên 20%. Tôm nguyên liệu cũng sẽ bị mất thuế GSP 4% từ tháng 1/2015 và Thái Lan phải chịu mức 12%.

Mấy tháng cuối năm 2014, tôm Ấn Độ đối mặt với cảnh báo từ phía EU về tình trạng tôm nhiễm kháng sinh bị từ chối NK tăng mạnh do vậy Ấn Độ khó đẩy mạnh XK tôm sang thị trường này.

Giữa tháng 6/2015, người tiêu dùng Anh tăng nhu cầu đối với tôm nước ấm cỡ nhỏ do giá tôm nước lạnh cao (8 pao/kg). Một nhà chế biến tôm ở Anh dự kiến các cửa hàng sẽ chuyển từ tôm nước lạnh sang tôm nước ấm trong 3 tháng tới.

Do ý thức bảo vệ sức khỏe, người Anh đang có xu hướng tiêu thụ nhiều thủy sản hơn và muốn trải nghiệm nhiều loại thủy sản mới như tôm nước ấm bên cạnh những mặt hàng thủy sản truyền thống như cá tuyết cod, cá hồi, cá ngừ hoặc tôm nước lạnh.

Khủng hoảng nợ công ở Hy Lạp làm khủng hoảng kinh tế ở châu Âu thêm trầm trọng. Kéo theo đó, sức mua của thị trường EU giảm, đồng EUR giảm mạnh sẽ khiến giá hàng hóa Việt Nam đắt lên tương đối, làm giảm sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam vào EU.

XK tôm sang EU nói chung và Anh nói riêng trong các tháng tới dự kiến vẫn tăng, tuy nhiên mức tăng không nhiều do ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng nợ công Hy Lạp.

Kim Thu

vasep

Các tin tức khác

>   Đề xuất xây đường cất hạ cánh thứ 3 tại sân bay Nội Bài (14/07/2015)

>   Thách thức và định hướng phát triển mía đường Philippines (15/07/2015)

>   Doanh nghiệp bán lẻ nội địa: Cẩn thận mất thị phần (14/07/2015)

>   Từ năm 2016, cước vận tải giảm nhờ sàn giao dịch (14/07/2015)

>   Xây dựng khu trung chuyển hàng hóa tại biên giới (14/07/2015)

>   Nhà đầu tư Trung Quốc muốn tham gia dự án điện Hải Dương (13/07/2015)

>   Xuất khẩu nhựa sang châu Âu gặp khó (13/07/2015)

>   Có sai phạm trong sử dụng quỹ bình ổn xăng dầu (13/07/2015)

>   Thị trường mì ăn liền: Chua, cay, nóng, khó nuốt! (13/07/2015)

>   TKV: Đầu tư 1,8 tỷ USD xây Nhiệt điện Quỳnh Lập 1 (13/07/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật