Thứ Tư, 15/07/2015 08:00

Thách thức và định hướng phát triển mía đường Philippines

Hòa cùng dòng chảy hội nhập kinh tế toàn cầu mạnh mẽ, ngành mía đường Philippines đối diện với bài toán nâng cao năng lực cạnh tranh nhằm khẳng đinh thương hiệu sản phẩm trên trường quốc tế. Thời hạn gia nhập Khu vực mậu dịch tự do gần kề với thuế suất nhập khẩu đường giảm về mức 5% trở thành thách thức lớn đối với Philippines khi giá thành sản xuất đường của nước này luôn cao hơn các quốc gia lân cận.

Ngành mía đường ASEAN chứng kiến sự tham gia vận hành của hầu hết các thành viên với nhiều vai trò, trong đó Thái Lan là quốc gia đi đầu về xuất khẩu với mục tiêu sản xuất 20 triệu tấn trong năm 2020, dự kiến ​​sẽ thống trị thị trường nhập khẩu ASEAN. Ngoài Indonesia, Philippines và Việt Nam, các quốc gia còn lại hiện vẫn nhập khẩu ròng. Vì lẽ đó, ASEAN là thị trường có nhu cầu tiêu thụ và nhập khẩu lớn so với thị trường châu Á.

Hội nhập ASEAN là một trong những thách thức lớn đối với khả năng cạnh tranh của mía đường Philippines, bởi lẽ mặt bằng chi phí sản xuất của quốc gia này luôn cao hơn các nước trong khu vực. Hiện nay 75% tổng diện tích vùng nguyên liệu mía của Philippines thuộc sở hữu canh tác của các hộ nông dân nhỏ lẻ, và giá nguyên vật liệu tăng cao là nguyên nhân chính khiến người dân hạn chế số lượng cây trồng. Thêm vào đó, hình thức canh tác sản xuất thủ công do thiếu máy móc trang thiết bị cũng góp phần gia tăng chi phí lao động và thời gian thu hoạch, làm sụt giảm chữ đường và chất lượng. Từ đầu năm 2015, thời tiết đang trở thành khó khăn lớn đối với hoạt động canh tác mía tại

Philippines do những ảnh hưởng của sự biến đổi khí hậu vào đúng thời điểm thu hoạch, các đợt khô hạn kéo dài gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng tăng trưởng và chất lượng cây mía do hệ thống thủy lợi chỉ đáp ứng nhu cầu tưới tiêu của trên dưới 20% tổng diện tích vùng nguyên liệu. Thực trạng canh tác manh mún, nhỏ lẻ, thiếu đồng bộ cũng góp phần gia tăng các chi phí đầu vào.

 

Hội nhập Asean là thách thức với mía đường các nước

Trước thực tế đó, các chính sách mới ban hành từ đầu năm 2015, liên quan tới hoạt động canh tác mía, là một trong những bước tiến quan trọng nhằm khắc phục những tồn tại cố hữu. Cụ thể, Đạo luật Mía đường 2015 do Tổng thống Benigno Aquino III ký ban hành vào ngày 30/3/2015 vừa qua hướng đến thúc đẩy năng lực cạnh tranh của các ngành công nghiệp đường Philippines và nâng cao thu nhập của nông dân với các mục tiêu: Nâng cao năng suất, cải thiện cơ sở hạ tầng, nghiên cứu, phát triển và đẩy mạnh nguồn nhân lực.

Hợp nhất các trang trại nhỏ thành khối canh tác với diện tích tối thiểu 30héc ta là bước tiến đầu tiên nhằm cải thiện năng suất chất lượng. Bên cạnh đó, các hộ nông dân được cam kết áp dụng các chính sách bảo hiểm. 13 trang trại thí điểm tại các vùng sản xuất trọng điểm đề ra mục tiêu tăng năng suất lên 8%. Đạo luật Mía đường 2015 chính thức đi vào thực tế đồng nghĩa với việc hệ thống cơ sở hạ tầng được cải tiến toàn diện, đặc biệt là quá trình vận chuyển từ nông trại đến các nhà máy, đầu tư các hệ thống tưới tiêu và cơ giới hóa. Một số giải pháp khác bao gồm: đẩy mạnh đầu tư vào công tác nghiên cứu phát triển các giống cây chịu hạn nhằm nâng cao khả năng thích ứng với khí hậu khắc nghiệt, các công nghệ tiên tiến về kỹ thuật thu hoạch, chế biến và đồng phát nhiệt điện từ sản phẩm cạnh đường – sau đường nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh toàn diện. Công tác khuyến nông và nhân sự đặc biệt được chú trọng thông qua các chương trình hỗ trợ tư vấn về kỹ thuật, hỗ trợ kiểm tra và vận hành tại các cánh đồng mẫu lớn, tổ chức các khóa đào tạo và hội nghị trong nước và quốc tế nhằm chia sẻ thông tin và học hỏi kinh nghiệm từ các cường quốc mía đường trên thế giới.

Cũng theo kế hoạch, từ đầu năm 2016, Vụ Ngân sách Philippines thống nhất dành ra 2 tỷ peso trong chương trình chi tiêu của Tổng thống với định mức phân bổ 15% cho công tác hợp nhất các trang trại, 15% cho hoạt động hỗ trợ nông nghiệp và cơ giới hóa, 15% cho các công tác nhân sự, 5% cho chương trình học bổng và 50% còn lại cho cải tạo cơ sở hạ tầng, đồng thời tham vấn với các bên liên quan trong việc xác định các dự án trọng điểm, ưu tiên.

Năm 2015 là một năm quan trọng đối với ngành công nghiệp đường Philippines, đánh dấu thời điểm chính thức cắt giảm thuế suất nhập khẩu đường theo lộ trình hội nhập AFTA, đồng thời ghi nhận hiệu quả bước đầu của Đạo luật Mía đường, hứa hẹn mở ra cánh cửa mới cho chặng đường nâng cao năng lực cạnh tranh của mía đường Philippines trong và ngoài khu vực.

Sắp tới, những chuyên gia của ngành đường Thế giới trong đó có Philippines sẽ đến Việt Nam tham dự Hội thảo Thường niên Mía đường Quốc tế TTC lần 3 với chủ đề “Nâng cao năng lực cạnh tranh ngành đường hướng tới hội nhập sâu rộng ASEAN” tại Khách sạn Michelia (04 Pasteur, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) ngày 16/7/2015.

TTC

Các tin tức khác

>   Doanh nghiệp bán lẻ nội địa: Cẩn thận mất thị phần (14/07/2015)

>   Từ năm 2016, cước vận tải giảm nhờ sàn giao dịch (14/07/2015)

>   Xây dựng khu trung chuyển hàng hóa tại biên giới (14/07/2015)

>   Nhà đầu tư Trung Quốc muốn tham gia dự án điện Hải Dương (13/07/2015)

>   Xuất khẩu nhựa sang châu Âu gặp khó (13/07/2015)

>   Có sai phạm trong sử dụng quỹ bình ổn xăng dầu (13/07/2015)

>   Thị trường mì ăn liền: Chua, cay, nóng, khó nuốt! (13/07/2015)

>   TKV: Đầu tư 1,8 tỷ USD xây Nhiệt điện Quỳnh Lập 1 (13/07/2015)

>   Doanh nghiệp kêu, mỗi bộ nói một kiểu (13/07/2015)

>   Sáu tháng, nhập khẩu gần 27.000 ô tô (13/07/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật