Thứ Hai, 20/07/2015 22:14

WB nhìn lại các vụ sáp nhập ngân hàng Việt Nam gần đây

Năm nay chứng kiến nhiều thương vụ mua lại các ngân hàng nhỏ hơn của các ngân hàng thương mại nhà nước lớn...

Điểm khác biệt được WB đề cập là những năm trước, quá trình hợp nhất chủ yếu liên quan tới sáp nhập các ngân hàng nhỏ hơn (và hoạt động yếu kém hơn), còn năm nay chứng kiến nhiều thương vụ mua lại các ngân hàng nhỏ hơn của các ngân hàng thương mại nhà nước lớn.

Nguyên Vũ Cải cách lĩnh vực ngân hàng là một trong những nội dung được Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam nhấn mạnh trong báo cáo điểm lại cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam, ngày 20/7.

M&A vắng ngân hàng ngoại

Theo WB, sau một năm chậm chạp, tiến trình cải cách quá trình hợp nhất ngành ngân hàng đã được đẩy nhanh hơn trong 6 tháng đầu năm 2015, đặc biệt là về hợp nhất ngân hàng.

Điểm khác biệt được WB đề cập là những năm trước, quá trình hợp nhất chủ yếu liên quan tới sáp nhập các ngân hàng nhỏ hơn (và hoạt động yếu kém hơn), còn năm nay chứng kiến nhiều thương vụ mua lại các ngân hàng nhỏ hơn của các ngân hàng thương mại nhà nước lớn.

“Thay vì cho phép các ngân hàng yếu kém tuyên bố phá sản, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp quản nhiều ngân hàng nhỏ hơn và bổ nhiệm lãnh đạo điều hành có kinh nghiệm của các ngân hàng thương mại nhà nước vào các vị trí chủ chốt để thúc đẩy chuyển đổi vận hành”, nhóm chuyên gia của WB bình luận.

WB cũng cho rằng đa số các thương vụ M&A đều được các cơ quan điều tiết hỗ trợ, nhằm mục tiêu hợp nhất hệ thống ngân hàng và giải quyết tình trạng sở hữu chéo giữa các ngân hàng, giảm rủi ro mang tính hệ thống.

Mặc dù gia tăng số lượng thương vụ M&A nhưng mục tiêu giảm tổng số lượng ngân hàng thương mại xuống 15-17 ngân hàng vào năm 2017 vẫn là một thách thức, nhóm chuyên gia của WB nhận định.

Báo cáo của WB còn cho rằng, đã có những điều chỉnh quy định cho phép các trường hợp ngoại lệ về trần sở hữu nước ngoài, tuy nhiên các ngân hàng nước ngoài chưa tham gia trực tiếp vào các thương vụ M&A ngân hàng gần đây.

Thực tế này có khả năng là kết quả của nhiều yếu tố như chưa có ngân hàng trong nước đủ hấp dẫn và cơ chế pháp lý hỗ trợ.

Quy mô thực tế của nợ xấu?

Nợ xấu xử lý còn chậm so với kỳ vọng là do bó buộc về mặt pháp lý và do cả nguồn vốn thấp của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC), chuyên gia của WB nhận định tại cuộc họp báo.

Phân tích kỹ hơn, báo cáo của WB cho rằng, câu hỏi về quy mô thực tế của nợ xấu (tính theo thông lệ quốc tế) vẫn chưa được giải đáp, mặc dù những thay đổi luật định gần đây là bước đi đúng hướng.

Thông tư số 02 được thực thi đầy đủ từ tháng 4/2015, nhưng cho đến thời điểm này, vẫn chưa có bảng biểu báo cáo chính thức về nợ xấu theo chế độ mới, báo cáo nêu.

Nhấn mạnh giải quyết nợ xấu vẫn là vấn đề quan ngại chính, chuyên gia của WB nhìn nhận, tính đến cuối tháng 5/2015, theo báo cáo của VAMC thì công ty này đã gom vào 152 nghìn tỷ đồng nợ xấu và xử lý thêm 3 nghìn tỷ đồng, tuy nhiên đa số tài sản này được chuyển nhượng để đổi lấy trái phiếu, nên không xóa bỏ hoàn toàn rủi ro trong hệ thống ngân hàng. Vì, nợ xấu chưa giải quyết sẽ được trả lại các ngân hàng khi trái phiếu đến hạn.

“Hơn thế nữa, nỗ lực giải quyết nợ xấu còn chịu tác động bởi sự thiếu vắng khung pháp lý cho phép phá sản, sở hữu tài sản, tịch thu tài sản bảo đảm và bảo vệ cán bộ nhân viên VAMC không bị khiếu kiện vì gây ra tổn thất tiềm tàng đối với nhà nước, trong trường hợp không thể hình thành cơ chế giá thị trường hợp lý”, nhóm chuyên gia tiếp tục phân tích.

Đề cập việc Chính phủ đã trao thêm quyền cho VAMC với việc thay thế Nghị định 53 bằng Nghị định 43, song WB cho rằng phần lớn những trở ngại luật định mang tính cơ cấu vẫn tồn tại, đòi hỏi tiếp tục thay đổi tư duy và thông lệ kinh doanh trong quá trình thực thi và xử lý nợ xấu.

Các chuyên gia của WB cũng hơn một lần nhấn mạnh: vào thởi điểm hiện tại, vốn của VAMC còn nhỏ để xử lý triệt để nợ xấu.

Nguyên Vũ

vneconomy

Các tin tức khác

>   25 cán bộ ngân hàng “giúp” Phương Nam lừa hàng nghìn tỉ đồng (20/07/2015)

>   MBB được tăng vốn từ 11,594 tỷ đồng lên 16,000 tỷ đồng (20/07/2015)

>   Ngân hàng dồn vốn cho bất động sản (20/07/2015)

>   VietCapitalBank: 6 tháng dư nợ cho vay 13,366 tỷ đồng (20/07/2015)

>   Dịch vụ thẻ: Miễn phí thì được, thu tiền là… “nổi tiếng” ngay (20/07/2015)

>   Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí bị công an mời làm việc nhiều lần (20/07/2015)

>   Đề nghị vay gói 30.000 tỉ không cần chứng minh thu nhập (20/07/2015)

>   Kienlongbank: Lãi trước thuế 6 tháng đầu năm gần 160 tỷ đồng (20/07/2015)

>   Cá nhân sẽ không được vay ngân hàng quá 6 tỷ đồng? (20/07/2015)

>   Lãi suất tăng: cơ hội vốn nào cho doanh nghiệp nhập khẩu? (19/07/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật