Chủ Nhật, 19/07/2015 21:51

Lãi suất tăng: cơ hội vốn nào cho doanh nghiệp nhập khẩu?

Gần đây các ngân hàng rục rịch tăng lãi suất tiền đồng khiến các doanh nghiệp, nhất là nhóm doanh nghiệp nhập khẩu, lo âu về chi phí vốn. Áp lực dường như còn nặng nề hơn khi mức tăng trưởng tín dụng năm 2015 sẽ vẫn được kiểm soát ở mức 13-15%, cao nhất có thể là 17% như thông tin từ cuộc họp báo ngày 25-6 của Ngân hàng Nhà nước.

Tại một điểm giao dịch của NH Vietcombank. Ảnh Uyên Viễn.

Lãi suất huy động tăng

Lãi suất huy động tiền đồng tăng đang tạo áp lực tăng lãi suất cho vay tiền đồng. Với ngân hàng, mức NIM (nói nôm na là chênh lệch giữa lãi suất hoạt động huy động và đầu tư tín dụng) trung bình đang nhỏ hơn mức thông lệ ở ngưỡng sinh lời là 3%. Với khách hàng vay, việc điều chỉnh lãi suất cho vay chắc chắn ảnh hưởng đến bài toán chi phí của họ. Hiện mức lãi suất cho vay các lĩnh vực sản xuất kinh doanh thông thường ở mức 7-9%/năm đối với ngắn hạn và 9,5-11%/năm đối với trung và dài hạn. Với tình hình này, khách hàng sẽ phải chịu mức tăng dao động từ 0,4-0,5%.

Chờ đợi nới room tín dụng

Đến thời điểm này, đã có một số ngân hàng thương mại như đang ngồi trên chảo lửa khi mức tăng trưởng tín dụng đạt xấp xỉ ngưỡng 13%. Sốt ruột là đúng khi phần nhiều ngân hàng thương mại cổ phần đặt cho mình kế hoạch tăng trưởng tín dụng rất thách thức, lên tới 20-30%. Với trần 13% này, rõ ràng, kế hoạch lợi nhuận của họ sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp. Nhóm ngân hàng quốc doanh xem ra vẫn còn ung dung bởi mức tăng chậm hơn và quy mô lớn hơn.

Cơ hội kinh doanh là không thể chờ đợi. Rõ ràng, dịch vụ LC trả chậm cho phép thanh toán ngay của ngân hàng là một giải pháp hữu hiệu trong giai đoạn này đối với doanh nghiệp nhập nhẩu.

Không thể đi ngược quy định, những chính sách điều chỉnh tín dụng đã được thực thi như: chỉ cho vay những khách hàng tốt, chỉ cho vay những khách hàng mang lại mức NIM tối thiểu, tập trung giải ngân các khách hàng đã được phê duyệt tín dụng, xoay qua khai thác bán chéo các sản phẩm thu phí khác... Thậm chí, có ngân hàng đã phải làm chậm lại việc tìm khách hàng mới bởi lo ngại không còn room để tăng. Các ngân hàng đang chờ đợi ngày mà Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh hạn mức tăng trưởng tín dụng lên 15%.

Đối với khách hàng, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhóm doanh nghiệp sản xuất, câu chuyện tiếp cận vốn trong 2-3 tháng nữa sẽ là một thách thức khi mà chắc chắn sẽ xuất hiện thêm các ngân hàng lọt vào nhóm tăng tín dụng kịch trần. Việc cho vay ra từ nhóm này sẽ bị hạn chế. Ưu thế vốn vẫn sẽ là nhóm ngân hàng quốc doanh. Khách hàng sẽ không còn nhiều cơ hội lựa chọn ngân hàng có lãi suất thấp và những ưu đãi hấp dẫn như trước đó nữa.

Xem thêm tại đây

Châu Giang

tbktsg

Các tin tức khác

>   Băn khoăn tín phiếu kho bạc nhà nước (19/07/2015)

>   Yêu cầu giải thích lãi suất thẻ tín dụng quá cao (18/07/2015)

>   Nguyên Chủ tịch và Phó Chủ tịch GPBank bị bắt (17/07/2015)

>   Vietcombank muốn thoái vốn khỏi Eximbank (17/07/2015)

>   Chính sách điều hành tỷ giá tạo niềm tin cho cộng đồng doanh nghiệp (17/07/2015)

>   Tín dụng được “cởi trói” (17/07/2015)

>   Lãi suất và giao dịch thị trường liên ngân hàng đều giảm (17/07/2015)

>   Cấm thu thêm các khoản phí dịch vụ ATM (17/07/2015)

>   BIDV báo lãi 3.016 tỷ, nợ xấu khoảng 10.000 tỷ đồng (16/07/2015)

>   MB đặt mục tiêu giảm nợ xấu về dưới 2% (16/07/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật