Chủ Nhật, 26/07/2015 22:19

Nợ xấu - nhưng nợ xấu trên cái gì?

Nợ xấu có thể sẽ về dưới 3% vào cuối năm nay như cam kết của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) trước Quốc hội. Ngoài việc các ngân hàng phải nhanh tay bán và Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) phải nhanh tay mua như yêu cầu của cơ quan quản lý, còn những lý do khác mà theo giới ngân hàng, đang đưa nợ xấu trên các báo cáo xuống thấp.

* “Máu đông nợ xấu”, tan chóng mặt (?)

* Nợ xấu giảm nhanh, thực hay không?

Thứ nhất, một điều dường như chưa mấy ai nhắc tới nhưng rất cơ bản để khiến nợ xấu thay đổi là cách diễn dịch khái niệm nợ xấu của NHNN đã khác đi và từ đó, cách tính nợ xấu trong các ngân hàng đã thay đổi.

Tỷ lệ nợ xấu từ theo định nghĩa của Thông tư 02/2013 là tỷ lệ giữa nợ xấu so với tổng nợ từ nhóm 1 đến nhóm 5. Tuy nhiên, bằng việc ban hành Thông tư 09/2014, NHNN cho phép giãn việc phân loại nợ theo Thông tư 02 đến ngày 31-12-2014. Chưa hết, từ cuối tháng 1-2015 đến nay, quy định về tỷ lệ nợ xấu lại thay đổi giúp cho các ngân hàng có thể “linh hoạt” điều chỉnh tỷ lệ nợ xấu.

Chỉ thị số 02 ngày 27-1-2015 của NHNN về tăng cường xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng (TCTD), tại điều 2, khoản c, lại yêu cầu các TCTD xây dựng và báo cáo cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng của NHNN kế hoạch xử lý nợ xấu 2015 (chi tiết xử lý nợ xấu cho từng tháng) để đến cuối năm 2015, “đưa nợ xấu về mức dưới 3% tổng tài sản có được phân loại”.

Khái niệm tổng tài sản có được phân loại (hay còn gọi là tổng nợ ngân hàng) và tổng dư nợ cho vay khách hàng là rất khác nhau.

Điều 1 của Thông tư 02 ngày 21-1- 2013 của NHNN quy định các tài sản có bao gồm các khoản cho vay, cấp tín dụng của ngân hàng (bao gồm cho thuê tài chính, chiết khấu, tái chiết khấu, bao thanh toán, mua và ủy thác trái phiếu doanh nghiệp...) và bao gồm cả tiền gửi (trừ tiền gửi thanh toán) tại TCTD trong nước, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam và tiền gửi tại TCTD nước ngoài.

Tổng nợ ngân hàng lớn hơn tổng dư nợ cho vay khách hàng rất nhiều vì nó bao gồm cả các khoản ngân hàng cho vay trên liên ngân hàng và tiền gửi của ngân hàng ở tổ chức tín dụng khác.

Ví dụ ngân hàng A có 1.000 tỉ đồng, đem gửi cho ngân hàng B (tức cho B vay trên liên ngân hàng) thì tổng nợ của ngân hàng A được cộng thêm 1.000 tỉ đồng này để đưa vào mẫu số tính nợ xấu.

Xem thêm Tại đây

Hồng Phúc

tbktsg

Các tin tức khác

>   Tỉ giá “hại” nông sản (26/07/2015)

>   Ưu ái hơn với tín dụng khu vực tư nhân? (26/07/2015)

>   Tăng bảo mật thẻ ngân hàng: Còn gian nan (26/07/2015)

>   VNM: Chủ tịch HĐQT HDBank sẽ là "nữ tướng" tiếp theo thay bà Mai Kiều Liên (26/07/2015)

>   Phao cứu sinh cho doanh nghiệp (25/07/2015)

>   Thêm “nỗi đau” cho cổ phiếu dầu khí (24/07/2015)

>   Khi chủ ngân hàng lấy tiền ra tiêu! (24/07/2015)

>   Phó tổng giám đốc NamABank giữ chức Chủ tịch Công ty Kiểm định vàng bạc đá quý Việt Nam (24/07/2015)

>   Đi siêu xe, ở biệt thự vẫn chây ì trả nợ ngân hàng (24/07/2015)

>   “Máu đông nợ xấu”, tan chóng mặt (?) (24/07/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật